Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 9 năm 2023 có đáp án (5 đề)


Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 9 năm 2023 có đáp án (5 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 9 năm 2023 có đáp án (5 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Địa Lí 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Địa Lí lớp 9.

Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 9 có đáp án (5 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Giới hạn phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ là

A. dãy Tam Đảo. B. dãy Con Voi. C. dãy Tam Điệp. D. dãy Bạch Mã.

Câu 2. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là

A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. B. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.

C. Đắk Tô, Đắk Min, Di Linh. D. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực miền núi, gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn.

B. chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

D. sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm.

Câu 4. Các tỉnh Cực Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối chủ yếu do

A. giao thông vận tải thuận lợi. B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. người dân giàu kinh nghiệm làm muối. D. độ mặn của nước biển cao, thời tiết khô hạn.

Câu 5. Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là

A. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6. Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là

A. địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh. B. địa hình cao nguyên xếp tầng.

C. địa hình núi xen kẽ với đồng bằng. D. địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Câu 7. Nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?

A. Máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu. B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

C. Hàng nông, lâm, thủy sản đã chế biến. D. Lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Câu 8. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?

A. Mangan, Crôm. B. Apatit, pirit. C. Crôm, pirit. D. Than đá, dầu khí.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Hầu như không tăng. B. Dồi dào, tăng nhanh.

C. Dồi dào, tăng chậm. D. Tăng chậm, ít lao động.

Câu 10. Nước ta gồm có những loại rừng nào dưới đây?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ.

B. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

C. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng.

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (1 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

b) Kể tên các tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò.

Câu 2 (2 điểm). Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN SO VỚI CẢ NƯỚC MỘT SỐ NĂM (Đơn vị: %)

Năm

Diện tích

Sản lượng

1995

2010

2020

1995

2010

2020

Tây Nguyên

79,0

96,7

89,4

85,7

92,9

93,0

a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (cả nước = 100%).

b) Rút ra những nhận xét cần thiết.

Câu 3 (2 điểm). Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?

……………………… HẾT ………………………


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁP

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương ứng với 0,5đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

D

B

B

A

D

B

B


II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, tỉnh thuộc Tây Nguyên có chăn nuôi bò là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

0,5



0,5




2

a) Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ cột ghép, 3 nhóm cột, mỗi nhóm cột thể hiện 1 mốc năm. Mỗi mốc năm gồm 2 cột, 1 cột thể hiện tỉ lệ diện tích, 1 cột thể hiện tỉ lệ sản lượng.

- Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ, đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, gốc tọa độ, các vạch chia, số liệu, chú giải, đúng tỉ lệ

Vẽ đẹp, trình bày khoa học.

b) Nhận xét

- Tây Nguyên chiếm phần lớn tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của so với cả nước (dẫn chứng).

- Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên biến động qua các giai đoạn, gần đây có xu hướng giảm (dẫn chứng).

- Tỉ lệ sản lượng cà phê của Tây Nguyên có xu hướng tăng (dẫn chứng)

-> Năng suất tăng.

1,0






1,0




3

- Cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng được thể hiện ở các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế.

0,5

- Theo thành phần kinh tế: Nước ta có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

0,5

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,… Trong mỗi ngành có các phân ngành, trong mỗi phân ngành có nhiều ngành khác nhau.

0,5

- Ví dụ:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ba phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy sản.

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, sản xuất đường, rượu, nước giải khát, chế biến chè, cà phê, sản xuất dầu thực vật, bánh kẹo, mì ăn liền,…

0,5

Đề thi Học kì 1 Địa lí lớp 9 có đáp án (5 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thế mạnh về tự nhiên nào dưới đây đã tạo cho vùng Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?

A. Có một mùa đông lạnh. B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Nguồn nước mặt phong phú. D. Địa hình bằng phẳng.

Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với Bắc Trung Bộ?

A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. B. Vùng có vùng biển rộng lớn phía đông.

C. Ở phía tây của vùng có đồi núi thấp. D. Vùng có các đồng bằng rộng lớn ven biển.

Câu 3. Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Ninh Thuận, Bình Thuận. B. Ninh Thuận, Phú Yên.

C. Bình Thuận, Quảng Nam. D. Phú Yên, Quảng Nam.

Câu 4. Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

A. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh. B. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né. D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.

Câu 5. Tỉnh nào dưới đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia?

A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng

Câu 6. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Góp phần phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản.

B. Thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

C. Chỉ để phục vụ khai thác và chế biến bôxit.

D. Đem lại nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô.

Câu 7. Ngành đường ống phát triển gắn với hoạt động sản xuất của ngành nào dưới đây?

A. Công nghiệp sản xuất điện. B. Công nghiệp lọc nước.

C. Công nghiệp khai thác than. D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 8. Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 9. Các nhà máy điện nào sau đây nằm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Ninh Bình.

B. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cà Mau.

C. Uông Bí, Cao Ngạn, Thủ Đức, Trà Nóc.

D. Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả.

Câu 10. Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của nước ta là

A. Cần Thơ, Đà Nẵng. B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

Câu 2 (3 điểm). Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì?


……………………… HẾT ………………………


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

A

C

A

C

D

A

D

B


II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM





1

- Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

- Điều kiện thuận lợi:

+ Có vị trí địa lí đặc biệt thận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.

+ Có dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Trung tâm kính tế lớn của cả nước.

+ Có nhiều chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị…

+ Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước…


0,5


0,5

0,25

0,25

0,25

0,25





2

* Thuận lợi

- Vị trí địa lí:

+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam và các quốc lộ Đông - Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc - Nam.

+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.

+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa - Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú => Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).

+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.

+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác nghề cá.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).

+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).

+ Thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn, các khu kinh tế ven biển (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết) là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Vùng có nhiều di tích văn hóa - lịch sử: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

* Khó khăn

- Tự nhiên:

+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.

+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.

+ Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống kinh tế - xã hội các dân tộc ở vùng núi phía Tây còn gặp nhiều khó khăn.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.


0,5







0,75






0,75









0,5






0,5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nước ta chủ yếu buôn bán với thị trường

A. Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc.

B. Liên Bang Nga, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc.

C. Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Mĩ, Châu Phi.

D. Bắc Mĩ, Châu Phi, Hàn Quốc, Bắc Á, Nam Á.

Câu 2. Di sản văn hóa thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là

A. Vịnh Hạ Long. B. Quần thể chùa Bái Đính.

C. Hoàng Thành Thăng Long. D. Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Câu 3. Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn?

A. Các công trình kiến trúc. B. Các vườn quốc gia.

C. Văn hóa dân gian. D. Các di tích lịch sử.

Câu 4. Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào sau đây?

A. Dịch vụ sản xuất. B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ công cộng. D. Không thuộc loại hình nào.

Câu 5. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế Trọng điểm miền Trung?

A. Khánh Hòa. B. Bình Định. C. Quảng Nam. D. Quảng Ngãi.

Câu 6. Giới hạn phía Bắc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. dãy Tam Đảo. B. dãy Con Voi. C. dãy Tam Điệp. D. dãy Bạch Mã.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch. B. chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng.

C. khai thác và nuôi trồng thủy sản. D. trồng cây lương thực, thực phẩm.

Câu 8. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do

A. giao thông vận tải thuận lợi. B. tất cả các tỉnh đều giáp biển.

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. người dân giàu kinh nghiệm.

Câu 9. Dân cư ở đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là

A. chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

B. chủ yếu là người Chăm, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

C. chủ yếu là người Kinh, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

D. chủ yếu là người Chăm, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

Câu 10. Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên là

A. đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.

B. mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

D. tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b) Kể tên các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2 (3 điểm). Em hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?


……………………… HẾT ………………………


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

B

B

A

D

B

B

A

C


II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM



1

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng.

1,0

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 28, các nhà máy thủy điện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: A Vương, Đa Nhim, Hàm Thuận - Đa Mi, Vĩnh Sơn, Sông Hinh.

1,0






2

- Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông,… để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô,...

+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm từ thịt, trứng, sữa,… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa,...

+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực,… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp,...

0,5


0,5


0,5


0,5

- Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.

1,0

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Nghệ An, Hà Tĩnh. B. Đông Hà, Quảng Trị.

C. Thanh Hóa, Vinh, Huế. D. Đồng Hới, Quảng Bình.

Câu 2. Giới hạn phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ là

A. dãy Tam Đảo. B. dãy Con Voi. C. dãy Tam Điệp. D. dãy Bạch Mã.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch. B. chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm. D. trồng cây lương thực, thực phẩm.

Câu 4. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều phát triển nghề cá chủ yếu là do

A. Tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. Giao thông vận tải thuận lợi.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Người dân giàu kinh nghiệm.

Câu 5. Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là

A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.

B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.

C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.

D. Người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.

Câu 6. Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là

A. hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.

B. nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.

C. mùa mưa thường xuyên xây ra lũ lụt, xói mòn.

D. mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 7. Các nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, mangan, crom, chì, kẽm,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp chế biến thực phẩm. B. Công nghiệp luyện kim màu.

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất. D. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

Câu 8. Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long. B. Phong Nha - Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn.

C. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn. D. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.

Câu 9. Loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

A. Phù sa. B. Mùn núi cao. C. Feralit. D. Đất cát biển.

Câu 10. Loại hình vận tải nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá ở nước ta hiện nay?

A. Đường sông. C. Đường bộ. B. Đường biển. D. Đường sắt.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy:

a) Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc?

b) Kể tên các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ?

Câu 2 (3 điểm). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

……………………… HẾT ………………………

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

D

A

A

B

D

B

C

C

B


II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM



1

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

b) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

1,0



1,0





2

- Tính đến thời điểm hiện nay, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

0,5

- Điều kiện thuận lợi:

+ Vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.

+ Dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Trung tâm kinh tế, giáo dục, văn hóa-thể thao lớn của cả nước.

+ Nhiều chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ,…

+ Hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.


0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Địa lí lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Vùng nào sau đây ở nước ta có sân bay quốc tế?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2. Di sản văn hóa thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là

A. Phố cổ Hội An. B. Phố cổ Hà Nội. C. Phố Hiến. D. Thành phố Đà Lạt.

Câu 3. Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu là

A. Than. B. Hoá dầu. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện.

Câu 4. Các nguồn tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp luyện kim đen. B. Công nghiệp luyện kim màu.

C. Công nghiệp năng lượng, hóa chất. D. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

Câu 5. Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi. B. Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết.

C. Hội An, Vĩnh Hảo, Mũi Né. D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

Câu 6. Tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa tiếp giáp biển vừa có biên giới với Lào?

A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Quy Nhơn. D. Khánh Hòa.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực đồng bằng ven biển phía đông vùng Bắc Trung Bộ là

A. công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn.

B. chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn.

D. sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, thương mại.

Câu 8. Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi nào để phát triển cây công nghiệp lâu năm?

A. Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Giao thông vận tải thuận lợi, đất phù sa.

C. Đất đỏ bazan, khí hậu cận xích đạo.

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đất đỏ bazan.

Câu 9. Dân cư ở đồng bằng đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm là

A. chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố thị xã.

B. chủ yếu là các dân tộc thiểu số, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

C. chủ yếu là các dân tộc thiểu số, mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố.

D. chủ yếu là người Kinh, mật độ thưa thớt, tỉ lệ người nghèo còn khá cao.

Câu 10. Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

A. mía, đậu tương, thuốc lá, lạc. B. cà phê, cao su, chè, điều.

C. bông, lạc, hồ tiêu, dừa. D. thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,5 điểm). Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 2 (2,5 điểm). Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta?

……………………… HẾT ………………………

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

C

C

D

A

D

C

B

B


II. TỰ LUẬN (5 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM








1

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Địa hình, đất: vùng có địa hinh đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lung bằng phẳng, kết hợp với đất feralit màu mỡ => thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cây chè,...), xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng.

=> Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt; trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên khoáng sản: vùng tập trung khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước (than, sắt, đồng, thiếc, apatit, kẽm, crôm…), đặc biệt là than đá (Quảng Ninh).

=> Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

- Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

- Tài nguyên nước:

+ Vùng biển Quảng Ninh có nhiều vũng vịnh đẹp (vịnh Hạ Long), các bãi biển, bãi tôm bãi cá.

=> Thuận lợi cho du lịch biển, xây dựng cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều hệ thống sông lớn, chảy qua địa hình dốc nên tiềm năng thủy điện lớn (lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên).

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng…

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú: SaPa, Hồ Ba Bể.


0,5




0,5



0,5




0, 5


0, 5










2

Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng để phát triển nông nghiệp đó là đất, khí hậu, nước và tài nguyên sinh vật.

- Đất: Nước ta có đa dạng các loại đất, được phân bố rộng khắp trên tất cả các vùng miền của đất nước. Theo thống kê, nước ta có đến 14 loại đất , trong diện tích đất lớn nhất là phù sa và Feralit. Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,...), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô, đậu tương,...).

0,5


0,5


- Nước: Nước ta có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Đây chính là nguồn nước dồi dào để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là vào mùa khô.


0,5


- Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nguồn nhiệt và lượng ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển. Ngoài ra, khí hậu nước ta phân theo chiều Bắc - Nam nên trồng được nhiều loại cây đa dạng, cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng.


0,5


- Tài nguyên sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.

0,5


Xem thêm các đề thi Địa Lí lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: