Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (20 đề - Sách Mới) năm 2023


Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (20 đề - Sách Mới) năm 2023

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (20 đề - Sách Mới) năm 2023 được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 9 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 9.

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (20 đề) năm 2023

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

- Hình thức: Tự luận

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ



Lĩnh vực

nội dung


Nhận biết


Thông hiểu


Vận dụng


Vận dụng cao


Tổng số

I. Đọc hiểu

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản

- Tên văn bản, tác giả.

- Nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ

- Các BPTT từ vựng

- Phương thức biểu đạt.

- Các phương châm hội thoại.

- Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ.

- Nghĩa của câu văn;

- Hiểu nội dung của đoạn trích

Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích.



- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ


3

3.0

30 %


1

1.0

10%

1

1.0

10 %


5

5.0

50%


II. Tạo lập




Viết bài văn thuyết minh



- Số câu

- Số điểm

- Tỉ lệ




1

5.0

50%

1

5.0

50%

Tổng số câu

Số điểm

Tỉ lệ

3

3.0

30%

1

1.0

10%

1

1.0

10%

1

5.0

50%


6

10.0

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán­)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào?

Câu 4. Lí giải vì sao cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu mà em chọn?

Câu 5. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm):

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra:

Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975

Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận

C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự

Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì?

A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.

B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa.

C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng.

D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê.

Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ?

A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.

B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu.

C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu.

D.Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ?

Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì?

A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp

C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp

II. Tự luận (5,0 điểm)

Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.)

................. Hết...................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra:

Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975

Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận

C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự

Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì?

A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.

B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa.

C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng.

D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê.

Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ?

A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.

B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu.

C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu.

D. Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ?

Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì?

A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp

C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp

II. Tự luận (5,0 điểm)

Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.)

................. Hết...................

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 năm 2023 có ma trận Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1

Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 2:

Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Lưu ý :

- HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa;

- HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.

Câu 3

Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.

Câu 4

HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1 Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu

b. Xác định đúng vấn đề: lòng vị tha

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:

- Nêu khái niệm của lòng vị tha.

- Biểu hiện của lòng vị tha.

- Ý nghĩa của lòng vị tha.

- Rút ra bài học cho bản thân.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2:

Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng nội dung kể

c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể

- Giới thiệu nhân vật kể chuyện

- Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

- Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

- Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I (5.5 điểm):

Cho đoạn văn sau:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.

3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống.

Phần II (4.5 điểm):

Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.


Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Trích "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận)

1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.

2. Cho câu chủ đề:

“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới.

a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên.

b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động).

---------------Hết---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I (5.5 điểm)

Câu 1

- Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long

- Xuất xứ: Trích từ truyện ngắn cùng tên; truyện ngắn được viết sau chuyến đi Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của tác giả

Câu 2

- Hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn: Đối thoại và độc thoại (học sinh nếu không giải thích rõ cũng cho điểm tối đa)

- Tác dụng: cho thấy những suy nghĩ, trăn trở của anh thanh niên với công việc, ý thức trách nhiệm của anh với con người, với cuộc đời,…; khiến ta thêm yêu quý, khâm phục anh.

Câu 3

* Hình thức:

Có cấu trúc đúng yêu cầu cần đạt của một bài văn

* Nội dung:

- Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa đã tìm được gì cho mình? Ý nghĩa của nó?

- Suy nghĩ của cá nhân về giá trị của cuộc sống

- Liên hệ với cuộc sống hiện tại và bản thân

(Học sinh có thể có những cách lập luận khác nhau nhưng phải thể hiện được những giá trị truyền thống, nhân văn trong suy nghĩ)

Phần II (4.5 điểm)

Câu 1

- Các từ ngữ thuộc:

+ Trường từ vựng thiên nhiên: trăng, biển, sao, trời, rạng đông, nắng.(Chỉ ra được 2 từ đúng cho 0,5, Nhưng sai 1 từ trừ 0,25đ)

+ Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: hát, gọi, kéo, xếp, đón (HS có thể kể cả các từ: gõ, cho, nuôi)

- Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ và vẻ đẹp của con người lao động; khắc họa tư thế làm chủ biển khơi của người ngư dân, người lao đông mới

Câu 2

a. Đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên.

b. Viết đoạn văn cần đạt các yêu cầu sau:

* Hình thức: đúng đoạn văn tổng phân hợp, độ dài khoảng 12 câu, có câu dùng lời dẫn trực tiếp, có câu bị động (mỗi yêu cầu 0,25 điểm)

* Nội dung: HS biết phân tích các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ; việc sử dụng nhiều động từ, tính từ, các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên, chỉ hoạt động của con người,… đã cho thấy tinh thần phấn khởi, lạc quan; khí thế lao động mạnh mẽ đầy tính tập thể của những con người lao động mới đang chinh phục và làm chủ biển khơi…

(Nếu nội dung đoạn văn không nếu bật nội dung: bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới. Mọi phân tích đều không có giá trị. Cho điểm Không phần nội dung.

(GK căn cứ bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Viết phương án đúng ( A, B, C hoặc D ) vào bài thi.

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Ánh trăng.

C. Lặng lẽ Sa Pa.

D. Chiếc lược ngà.

Câu 2. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Đoàn thuyền đánh cá.

C. Mùa xuân nho nhỏ.

D. Bếp lửa.

Câu 3. Thành ngữ đánh trống lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm về chất.

D. Phương châm quan hệ.

Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận?

A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.

B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.

C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.

D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo.

Câu 6 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

……………………………Hết…………………………………

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 5

a.

- Hai câu thơ trên được trích trong văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá”

- Tác giả Huy Cận.

b. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: So sánh.

- Tác dụng: Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của ngư dân đối với biển cả quê hương.

- Nội dung.

* Giải thích khái quát nội dung ý thơ:

+ Biển rất giàu đẹp: cho con người nguồn hải sản vô cùng phong phú.

+ Biển cả đối với ngư dân có ý nghĩa bao la như lòng mẹ, chở che, nuôi nấng họ lớn lên, bao bọc họ bằng một tình cảm trìu mến, thân thương.

* Bàn luận:

+ Khẳng định được vai trò quan trọng của biển.

+ Bàn về tình yêu biển, thái độ trách nhiệm.

* Bài học nhận thức: Ra sức học tập, lao động, tham gia vào những hoạt động hướng về biển đảo.

Câu 6

* Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương (giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Vũ Nương: đẹp người, đẹp nết ).

b.Thân bài

1) Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương:

* Đẹp người: tư dung tốt đẹp -> Vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu.

* Đẹp nết:

- Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo:

+ Khi mẹ chồng ốm hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật.(d/c)

+ Khi mẹ chồng chết lo tang ma chu tất.(d/c)

- Vũ Nương là người vợ thủy chung hết lòng yêu thương chồng, vun vén hạnh phúc gia đình:

+ Khi mới về nhà chồng. ( d/c)

+ Khi tiễn chồng ra trận. ( d/c)

+ Khi chồng đi xa. ( d/c )

+ Khi chồng trở về. ( mong được hưởng hạnh phúc nhưng bị chồng nghi oan nàng vẫn nhu mì, thùy mị.) (d/c)

- Vũ Nương là một người mẹ yêu con, đảm đang, tháo vát.

+ Đảm đang: sinh nở một mình, một mình nuôi con thơ, chăm mẹ già đau ốm, thay chồng vun vén quán xuyến việc gia đình, lo tang ma cho mẹ chu tất. (d/c).

- Vũ Nương là một người tình nghĩa, nhân hậu, vị tha.

+ Dù ở thủy cung vẫn luôn quan tâm đến người thân. (d/c).

+ Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh. (d/c).

2) Đánh giá về nghệ thuật.

- Truyện có kết cấu hai phần để làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của Vũ Nương, tạo nên cái kết có hậu, làm nên tính truyền kì cho tác phẩm, là bài học đắt giá cho Trương Sinh.

- Truyện có kịch tính, thắt nút mở nút gây bất ngờ.

- Truyện có sự đan xen giữa yếu tố thực và yếu tố ảo.

c. Kết bài

- Khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương.

- Liên hệ đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay.

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7

I. Đọc hiểu

Câu 1

Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.

Câu 3: Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.

Câu 4: HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.

II. Làm văn

Câu 1 Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

* Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn.

- Nêu khái niệm của lòng vị tha.

- Biểu hiện của lòng vị tha.

- Ý nghĩa của lòng vị tha.

- Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2.

- Giới thiệu nhân vật kể chuyện

- Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.

- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

- Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.

- Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ,

Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013)

Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”? (1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày ý kiến của em về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu).

-------------------------HẾT--------------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1: Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên là

- Chàng, thiếp.

Câu 2: Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái: Cổ xưa.

Câu 3: Nội dung khái quát đoạn trích là:

- Lời dặn dò chồng một cách đằm thắm đầy tình nghĩa và lòng khắc khoải nhớ thương.

Câu 4: Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”:

- Thể hiện sự cảm thông của Vũ Nương với những vất vả gian lao mà Trương Sinh phải gánh chịu ở chiến trường.

- Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Phần II: Làm văn

Câu 1. HS viết được đoạn văn theo yêu cầu, song cần đảm bảo nội dung: trình bày được suy nghĩ về nét đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ VN: hiền lành, hết lòng chăm lo cho gia đình; đảm đang tích cực trong công việc; giỏi việc nước, đảm việc nhà…

Câu 2

- Về hình thức:Yêu cầu HS xác định được thể loại bài viết: tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả; trình bày đảm bảo bố cục văn bản, lời văn diễn đạt rõ ràng…

- Về nội dung: HS cần đảm bảo các ý sau.

+ MB: Lời giới thiệu của Trương Sinh (Về quê quán, gia cảnh, về người vợ của mình)

+ TB:

*Trước khi đi lính:

• Cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.

• Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

• Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

* Khi trở về:

• Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.

• Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm vợ.

• Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan uất.

• Sau đó biết là minh đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi

+ KB:

• Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát.

• Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.

------------------------- HẾT -------------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

PHẦN I: (7 điểm)

Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:

“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”

1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?

3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?

4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?

5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.

PHẦN II: (3 điểm)

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý.

1. Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.

2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9

PHẦN I (7 điểm).

Câu 1

- Chép đúng ba câu thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

“Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

- Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969.

Câu 2

* Giải thích ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa bởi chứa tới 8 âm tiết khiến cho nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc của thơ nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ lạ và độc đáo “xe không kính”. Không những thế, đây không phải là một chiếc xe mà là một “tiểu đội xe không kính”.

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Đó vừa là hình ảnh độc đáo vừa là hình ảnh phán ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

- Hai chữ “Bài thơ” gợi một cái nhìn mơ mộng vào đời sống chiến tranh khốc liệt. Hóa ra thi sĩ không muốn dừng ở những chiếc xe không kính khốc liệt mà chủ yếu nói về chất thơ của hiện thực ấy - chất thơ của tâm hồn người chiến sĩ, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm và khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn...

- Nhan đề đã thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ và trở thành một nhan đề ấn tượng: khốc liệt mà mộng mơ; hiện thực mà lãng mạn; gồ ghề chất văn xuôi mà vẫn bay bổng chất thơ ca...

Câu 3

* Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ:

- Điệp từ: Từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong 2 câu thơ “Không kính rồi xe không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước.”

- Hoán dụ: Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Liệt kê: Kính, đèn, mui xe, thùng xe

- Đối lập, tương phản: “không” và “có”.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng lại có xước.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “có một trái tim”.

Câu 4

- HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí

- HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu

Câu 5

* HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch:

- Mở đoạn: Đạt yêu cầu về hình thức là trình bày trong một đoạn văn (tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ xuống dòng) và nội dung là nêu được ý chính của cả đoạn (phẩm chất cao đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn là tinh thần dũng cảm và tình yêu nước nồng nàn).

- Thân đoạn: Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (điệp từ, hoán dụ, tương phản, lời thơ giản dị…) có dẫn chứng, lý lẽ làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp thấm thía trách nhiệm, niềm tin và lý tưởng của những người lính lái xe Trường Sơn. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cụ thể như sau:

+ Càng đi sâu vào chiến trường, người chiến sĩ lái xe càng gặp nhiều gian khổ ác liệt; bom rơi, đạn nổ càng dữ dội. Điệp từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần: “Không có kính … có xước” làm cho những chiếc xe càng thêm biến dạng nhưng vẫn băng băng ra trận:“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Chữ “có” trong “có xước” không làm cho những chiếc xe vơi đi sự tàn phá mà lại làm cho chúng tiếp tục bị tàn phá, bị biến dạng thêm.

+ Hình ảnh hoán dụ “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn. Hình ảnh ấy đã nâng cao tình cảm, tầm vóc của những người chiến sĩ đầy khí phách, lý tưởng và niềm tin góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của bài thơ.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng có xước và quan trọng là “có một trái tim”. Cùng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê, nghệ thuật đối lập, tương phản giữa phương tiện vật chất với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở những chữ “không” và “có” đã tạo thành phép chơi chữ tài hoa cho thấy sức mạnh quyết định của chiến tranh không phải là vũ khí, là phương tiện vật chất mà là con người với nhiệt huyết và lý tưởng cao đẹp.

(Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm)

PHẦN II (3 điểm).

Câu 1

* HS nêu chính xác tình huống truyện:

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa nhà họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.

Câu 2

* HS phải đảm bảo những yêu cầu:

- Hình thức: Viết được một đoạn văn tổng - phân - hợp có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu…

- Nội dung:

+ Từ nhân vật anh thanh niên, trình bày suy nghĩ về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay: đại đa số sống có mục đích, lý tưởng, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên đua đòi, ăn chơi, sa ngã, sống không có mục đích, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

+ Liên hệ bản thân.

(Khuyến khích HS có những quan điểm riêng nhưng phải hợp lý, thuyết phục, không có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm).

Câu 1: ( 2 điểm).

a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

b. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

Câu 2: (2 điểm).

a. Thế nào là thuật ngữ?

b. Từ in đậm trong câu sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao?

Ở đây gần bạn, gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim.

II - LÀM VĂN: ( 6 điểm).

Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10

I- VĂN_TIẾNG VIỆT

Câu 1

a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

“…Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

b. Hai câu thơ kết khẳng định phẩm chất anh hùng, bất khuất của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Dù những chiếc xe “ không có…” thiếu đi nhiều thứ nhưng đẹp nhất trong xe “ có một trái tim” – một tình yêu Tổ quốc nồng nàn. Trái tim của tuổi trẻ giàu nhiệt huyết, sẵn sàng, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm để chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Câu 2

a. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

b. Từ in đậm không phải là thuật ngữ. Vì có tính biểu cảm, thể hiện nội dung: nếu cần cù, cố gắng, quyết tâm thì sẽ thành công. 1,0

II-LÀM VĂN

a/Mở bài:

Giới thiệu câu chuyện và lý do là câu chuyện đáng nhớ.

b/Thân bài:

* Kể theo trình tự không gian, thời gian.

- Sự việc mở đầu: hoàn cảnh xảy ra sự việc.

- Diễn biến câu chuyện, các sự việc trong câu chuyện ( suy nghĩ, cảm giác, đối thoại, độc thoại,..)

- Cao trào , đỉnh điểm sự việc : việc đáng nhớ, ấn tượng … ( những suy nghĩ, tâm trạng, đối thoại, nội tâm.. )

- Kết thúc câu chuyện, sự việc: bài học, ý nghĩa câu chuyện được kể.

c/ Kết bài:

Suy nghĩ, tâm trạng của bản thân khi kể câu chuyện.

* Yêu cầu cần đạt:

- Kể chuyện tự nhiên, mạch lạc, bố cục đủ 3 phần.

- Kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự: miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,..

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

Phần I: (5 điểm)

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu.

Phần II ( 5 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9)

Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?

Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?

Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 11

Phần I:

Câu 1:

- Tác phẩm: Phạm Tiến Duật

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2:

Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

Câu 3:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụivốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Phần II:

Câu 1:

- Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện

- Làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên

- Cô cũng là một đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thanh niên thế hệ lúc bấy giờ

Câu 2:

“Lặng lẽ Sa Pa” : Đảo ngữ Gợi:

+ Khung cảnh êm đềm, thanh tĩnh của miền đất Sa Pa.

+ Ẩn dụ: Vẻ đẹp của con người và cuộc sống Sa Pa. (Cuộc sống thanh bình, con người khiêm nhường). Những vẻ đẹp ấy tiềm ẩn, lắng xuống chiều sâu chứ không khoa trương, ồn ã.

Câu 3: Anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm trong cuộc việc; là người gọn gàng, biết thu xếp cuộc sống, là người lạc quan, yêu đời.

Câu 4:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích vấn đề

Ứng xử: cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Chúng ta cần cư xử có văn hóa, lịch thiệp với những người xung quanh.

3. Bàn luận vấn đề

- Vì sao cần cư xử có văn hóa?

+ Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa với mọi người

+ Đánh giá được bản thân mỗi người

+ …

- Những người ứng xử có văn hóa luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng.

- Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người ứng xử thiếu văn hóa, nói tục, chửi bậy,…

- Liên hệ bản thân

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

Phần I: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”.

(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)

a. Đoạn văn trên cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5-8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2.25 điểm)

b. Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn văn trên và sửa lại cho đúng (0.75 điểm)

Phần 2: (3.0 điểm)

Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”.

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và được chỉ dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng này nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện, … Để mỗi lần cúi đầu các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử té cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng mình.

Viết văn bản nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

Phần 3: (4.0 điểm)

Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 12

Phần I:

a. - Văn bản đề cập khái niệm di sản văn hóa phi vật thể.

- Bảo tồn di sản văn hóa:

+ Đây là trách nhiệm chung của cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Chúng ta cần: bảo tồn, lưu giữ, có những hoạt động thiết thực để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

+ Lên án những hành vi phá hoại.

+…

b. - Sai chính tả: lưu chuyền (lưu truyền), diễn sướng (diễn xướng)

Phần II:

Vấn đề được đặt ra trong tác phẩm: Người tử tế

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích

- Người tử tế: người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,..vv..

3. Bàn luận

- Biểu hiện lối sống tử tế:

+ Tôn trọng những người xung quanh.

+ Giúp đỡ những người bị nạn

+ Sống thành thật, không gian dối

+ Sống yêu thương, hòa đồng

+ …

- Tác dụng lối sống tử tế:

+ Xã hội văn minh, tốt đẹp hơn.

+ Bản thân được thanh thản, hạnh phúc

- Phê phán những kẻ lừa lọc, dối trá,…

4. Tổng kết vấn đề

Phần III:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Những ngày ngằn ngủi được gặp con

- Lí do được về nghỉ phép

- Cảm xúc trước khi về

- Cảm xúc của ông Sáu khi nhìn thấy con từ xa? Niềm trông ngóng con lao vào ôm mình

- Cảm xúc của ông Sáu khi nhận được phản ứng của con.

- Ba ngày ở nhà ông đã làm gì, bé thu đã phản ứng ra sao.

- Khi con bỏ sang nhà ngoại, ông đã suy nghĩ gì.

- Những suy nghĩ, cảm nhận, thấu hiểu, cảm thông cho con.

3. Tổng kết vấn đề

Lưu ý: lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

Phần I: (6 điểm)

Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.

Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.

Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp.

Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Phần II (4 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anhem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó.

Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì?

Câu 3: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 13

Phần I:

Câu 1.

- Tác phẩm: Ánh trăng

- Tác giả: Nguyễn Duy

- Chép thơ: kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình.

Câu 2.

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mối liên hệ với chủ đề: Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ. Tác giả viết bài thơ này như một lời nhắc nhở, tự vấn.

Câu 3.

* Yêu cầu chung

- Đoạn văn khoảng 10 câu.

- Trong đoạn văn có câu bị động và lời dẫn trực tiếp

- Viết đúng, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả

* Yêu cầu cụ thể

Đảm bảo nội dung sau:

- “Trăng”:

+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.

+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.

- Người “giật mình” thức tỉnh:

+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.

+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.

+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.

Câu 4.

- Câu thơ: Đầu súng trăng treo.

- Tác giả: Chính Hữu

- Tác phẩm: Đồng chí

Phần II.

Câu 1.

- Tên nhân vật: anh thanh niên

- Hình thức ngôn ngữ: đối thọai

- Dấu hiệu: dấu gạch đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp

Câu 2.

Phẩm chất của anh thanh niên:

- Có quan niệm đúng đắn về công việc: ta với việc là một đôi, không thấy cô đơn, lẻ loi.

- Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét

- Yêu công việc của mình

- Lối sống đẹp, có tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 3.

Bài văn cần đảm bảo một số nội dung sau:

- Nhiệt huyết là lòng đam mê, hăng say khi thực hiện một công việc nào đó

Lòng nhiệt huyết là yếu tố cần thiết để giúp chúng ta thành công đặc biệt là thế hệ trẻ

- Ý nghĩa của lòng nhiệt huyết:

+ Động lực thôi thúc ta không ngừng cố gắng.

+ Là động lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách

+ Giúp ta vươn đến thành công

+ Thúc đẩy xã hội phát triển

+ …

- Dẫn chứng

- Mở rộng:

+ Bên cạnh đó vẫn còn những kẻ sống hợi hợt không có mục tiêu, không có nhiệt huyết phấn đấu

+ Những kẻ như vậy dễ dàng thất bại, và là một trong những yếu tố khiến xã hội thụt lùi

- Liên hệ bản thân

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán­)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đọan trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?

Đề thi Ngữ Văn lớp 9 Học kì 1 năm 2023 Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Đọc kĩ các câu hỏi dưới đây và chọn câu trả lời đúng ghi vào giấy kiểm tra:

Câu 1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp

C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau năm 1975

Câu 2. Bài thơ Bếp lửa có sự kết hợp phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận

C. Biểu cảm, tự sự, miêu tả D. Biểu cảm, tự sự

Câu 3. Sự lựa chọn dứt khoát của ông Hai trong truyện ngắn Làng " Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" phản ánh điều gì?

A. Ông quyết định dứt bỏ tình cảm với làng.

B. Ông sẽ không bao giờ quay về làng nữa.

C. Ông đã bị đẩy vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng.

D.Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm cả tình cảm làng quê.

Câu 4. Các câu văn sau trích trong Lặng lẽ Sa Pa) câu nào chứa thuật ngữ?

A. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.

B. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe rồi im lặng rất lâu.

C. Mà đã mười một giờ đã đến giờ "ốp" đâu.

D.Tại sao anh ta không tiễn mình ra đến tận xe nhỉ ?

Câu 5. Việc vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp cần phù hợp điều gì?

A. Mục đích giao tiếp B. Nội dung giao tiếp

C. Đối tượng giao tiếp D. Đặc điểm của tình huống giao tiếp

Câu 6. Để người đọc phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết cần đưa vào bài văn tự sự yếu tố nào?

A. Nghị luận B. Miêu tả C.Biểu cảm D. Đối thoại, độc thoại

Câu 7.Các ý kiến sau đây nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, ý kiến nào đúng?

Ý kiến

a. Tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình

b. Dùng những hình tượng thiên nhiên đẹp để nói về vẻ đẹp của con người

c. Miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình

d. Miêu tả ngoại hình nhân vật để dự báo số phận

II. Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Trong cảnh ngộ của mình khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ. Trình tự tâm trạng đó có hợp lí không? Vì sao?

( Giải thích không quá 3 câu văn).

Câu 2 (7,0 điểm):Hãy kể về một giấc mơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc,(trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.)

................. Hết...................

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2 (3.0 điểm):Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới.

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.


Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.


Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.


Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nửa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.

a. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào?

b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

c. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?

II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm

Câu 3 (5.0 điểm): Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Đề thi Ngữ Văn lớp 9 Học kì 1 năm 2023 Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Đặc điểm chủ yếu của Truyện truyền thuyết để phân biệt với Truyện cổ tích là gì?

A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.

C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

Câu 2. “Thạch Sanh” là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật thông minh.

C. Nhân vật người mang lốt vật. D. Nhân vật dũng sĩ có tài năng.

Câu 3. Thể loại của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” là?

A. Truyền thuyết. B. Truyện cổ tích.

C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện cười.

Câu 4. Hãy cho biết từ “thiên thần” có nghĩa là gì?

A. Thần tài giỏi. B. Thần nhân hậu. C. Thần trên trời. D. Thần núi.

Câu 5. Xác định từ dùng sai trong câu sau đây “Trong lớp, An thường hay nói năng tự tiện”.

A. Trong lớp B. An C. nói năng D. tự tiện

Câu 6. Chức vụ điển hình trong câu của cụm danh từ là gì?

A. Trạng ngữ B. Bổ ngữ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ

Câu 7. Trong các từ sau từ nào thuộc từ loại chỉ từ?

A. Tập thể B. Nhưng C. Nọ D. Tất cả

Câu 8. Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào thuộc thể loại truyện trung đại?

A. Sự tích Hồ Gươm. B. Mẹ hiền dạy con.

C. Em bé thông minh. D. Thầy bói xem voi.

II. Tự luận (8,0 điểm)

Kể về một người bạn mà em yêu quý.

--------------------Hết--------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1. Theo Tác giả Lê Anh Trà trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

A. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, khác người.

B. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn sùng.

C. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.

D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao.

Câu 2. Ai là tác giả của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí?

A. Kim Lân. B. Phạm Tiến Duật.

C. Ngô gia văn phái. D. Nguyễn Thành Long.

Câu 3. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến các sự việc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?

A. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc.

B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến là lưu lạc – Đoàn tụ.

C. Gia biến là lưu lạc – Đoàn tụ – Gặp gỡ và đính ước.

D. Gia biến là lưu lạc – Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ.

Câu 4. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng. B. Phương châm lịch sự.

C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm về chất

Phần II. Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau :

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. ..”

(Bếp lửa - Bằng Việt)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh “ngọn lửa” trong khổ thơ?

Câu 2. (6,0 điểm) Đóng vai nhân vật bé Thu kể lại truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, từ khi ông Sáu về thăm nhà. (Kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận).

--------------------Hết--------------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm).

Câu 1: ( 2 điểm).

a. Chép 3 câu thơ tiếp theo và cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

“…Trăng cứ tròn vành vạnh

…………………………………………….”

b. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của khổ thơ trên

Câu 2: (2 điểm).

a. Có mấy cách phát triển từ vựng ? Kể ra ?

b. Giải nghĩa các từ sau đây: công viên nước, cầu truyền hình.

II - LÀM VĂN: ( 6 điểm)

Sau nhiều năm xa cách, em có dịp về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Đề thi Ngữ Văn lớp 9 Học kì 1 năm 2023 Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 21)

Phần I (5.5 điểm):

Cho đoạn văn sau:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.

3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống.

Phần II (4.5 điểm):

Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.


Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Trích "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận)

1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.

2. Cho câu chủ đề:

“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới.

a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên.

b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động).

---------------Hết---------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 22)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Viết phương án đúng ( A, B, C hoặc D ) vào bài thi.

Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Ánh trăng.

C. Lặng lẽ Sa Pa.

D. Chiếc lược ngà.

Câu 2. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu?

A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

B. Đoàn thuyền đánh cá.

C. Mùa xuân nho nhỏ.

D. Bếp lửa.

Câu 3. Thành ngữ đánh trống lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm cách thức.

C. Phương châm về chất.

D. Phương châm quan hệ.

Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận?

A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.

B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.

C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.

D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)

Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo.

Câu 6 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.

……………………………Hết…………………………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 23)

Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.

Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Xem thêm các đề thi Ngữ Văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác: