Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất
Giải Địa 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi trang 31 Địa Lí 10 trong Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Địa Lí 10.
Câu hỏi trang 31 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy:
- Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất.
- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.
Lời giải:
* Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.
- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.
* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).
- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).
- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).
Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.