Dựa vào hình 6.2, hình 8 và kiến thức đã học, hãy trình bày mối quan hệ
Giải Địa 10 Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi 2 trang 27 Địa Lí 10 trong Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Địa Lí 10.
Câu hỏi 2 trang 27 Địa Lí 10: Dựa vào hình 6.2, hình 8 và kiến thức đã học, hãy trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo.
Lời giải:
Mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo
Các vành đai động đất, núi lửa nằm ờ nơi tiếp xúc của các màng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (tách rời hoặc xô húc nhau):
- Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mĩ – Á-Âu, mảng Nam Mĩ - Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương.
- Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, vực sâu, đảo núi lửa, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai động đất và núi lửa…