X

Địa lí 10 Kết nối tri thức

Trình bày báo cáo: Báo cáo có hình ảnh, lược đồ, sơ đồ


Giải Địa 10 Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ

Câu hỏi trang 107 Địa Lí 10: Trình bày báo cáo: Báo cáo có hình ảnh, lược đồ, sơ đồ

a) Chọn đề tài

b) Thu thập tài liệu và xử lý tài liệu

- Phác thảo đề cương:

- Thu thập tài liệu:

+ Các số liệu, tài liệu, báo cáo,... về ngành dịch vụ cần tìm hiểu.

+ Mạng internet: Các trang web có độ tin cậy cao của các cơ quan, tổ chức trên thế giới như: Ngân hàng Thế giới (http://data.worldbank.org), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (http://www.decd.org), Liên minh Bưu chính Quốc tế (http://upu.int), Tổ chức Thương mại Thế giới (http://wto.org), Tổ chức Du lịch Thế giới (http://unwto.org),... Trang web của các cơ quan Việt Nam như: Bộ Công thương (http://moit.gov.vn), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (http://mpi.gov.vn), Bộ Thông tin và Truyền thông (http://mic.gov.vn), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (http://bvhttdl.gov.vn),...

- Phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được.

c) Viết báo cáo

- Xây dựng đề cương chi tiết.

- Viết báo cáo theo đề cương: từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích):

+ Nêu ý nghĩa của nội dung tìm hiểu.

+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.

+ Một số giải pháp.

- Trình bày báo cáo: Báo cáo có hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ để minh hoạ.

Lời giải:

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 TRONG GIÁO DỤC

Đầu thế kỷ XXI, trên thế giới xuất hiện cuộc cách mạng mới với tên gọi Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đặc trưng lớn nhất của cuộc cách mạng 4.0 này chính là sự kết hợp giữa thực tế và hệ thống ảo nhằm tạo ra máy móc tự động hoá cùng nhiều mô hình trí thông minh nhân tạo. Cách mạng Công nghiệp 4.0 ra đời tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt không thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao; mà nguồn nhân lực lại là đối tượng trực tiếp của giáo dục và đào tạo.

1. Công nghệ 4.0 trong giáo dục là gì

Công nghệ 4.0 trong giáo dục là hệ thống giáo dục hiện đại áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vượt trội của thời đại công nghiệp 4.0 vào trong giáo dục. Trong đó người học được giáo dục kiến thức và kỹ năng liên ngành nhất là các kỹ năng quản trị và kỹ năng điều khiển máy móc. Giáo dục được phát triển như một hệ sinh thái, nơi mà mọi yếu tố được liên kết với nhau thông qua không gian mạng và điện toán đám mây. Quan hệ dạy và học được mở rộng không chỉ giữa giáo viên với học sinh mà còn là học sinh với học sinh, học sinh với mọi người xung quanh, học sinh với nguồn kiến thức mở…

2. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục

Hiện có 3 ứng dụng chủ yếu về cách thức tích hợp công nghệ 4.0 vào trong lĩnh vực giáo dục như ứng dụng thiết bị mang theo mình hỗ trợ cho công tác giảng dạy, đào tạo và học tập. Chẳng hạn, mô phỏng số là một công cụ hữu ích giúp các kỹ sư phân tích và dự đoán được tình trạng của các hệ thống.

Ứng dụng thứ hai là các khóa học đại trà trực tuyến mở, nơi giảng viên và học viên phải tham dự trực tuyến. Công nghệ đã giải phóng giới hạn này và mang lại những thay đổi lớn cho hoạt động GD&ĐT.

Thứ ba là ứng dụng sáng tạo mở là sự kết hợp giữa con người và máy tính để hình thành hệ thống có nguồn lực phân tán thực hiện các nhiệm vụ đổi mới mà bản thân con người hay máy tính đều không thể hoàn thành được. Quy trình sáng tạo mở điển hình, gồm: phân công nhiệm vụ vi mô theo cơ chế giao việc cho cộng đồng trong đó sức mạnh của cộng đồng và máy tính được khuếch tán; xây dựng hướng dẫn thực hiện công việc được phân công cho cộng đồng sử dụng và bổ sung thông tin mà những người đã thực hiện ở bước trước đã cung cấp; thiết lập hệ sinh thái giải quyết các vấn đề, các nhà nghiên cứu sau đó có thể kết hợp xử lý nhận thức của nhiều đối tượng đóng góp ban đầu với tính toán của máy tính để xây dựng các mô hình đáng tin cậy cho các hệ thống phức tạp và có quan hệ tương hỗ với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ khắt khe nhất của thế giới.

3. Tác động của công nghệ 4.0 trong giáo dục

3.1. Tác động đối với nội dung dạy học

Với mức độ lan tỏa của mình, cuộc cách mạng 4.0 đã tạo ra sự thay đổi đối với thị trường lao động trong mọi khía cạnh, đặc biệt là đối với trình độ chuyên môn. Điều này đặt ra yêu cầu cho giáo dục là cần phải đào tạo nguồn nhân lực có đủ chuyên môn để thích nghi được với môi trường kỹ thuật mới.

Chính yêu cầu đó đã biến môi trường giáo dục vốn chỉ tập trung truyền tải những kiến thức hàn lâm thì nay đã đổi mới bằng việc cung cấp cho người học cả những kiến thức về kỹ năng bao gồm kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phản biện.... Cách mạng 4.0 trong giáo dục cũng buộc người học phải chủ động thay đổi và chủ động hơn trong việc học tập của mình.

3.2. Tác động đối với phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học

Chúng ta có thể thấy sự tác động rõ rệt nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục ở chỗ thay vì chỉ sử dụng giấy, bút, bảng, phấn để truyền tải nội dung học thì ngày nay rất nhiều công nghệ thông minh đã được đưa vào để hỗ trợ việc giảng dạy. Thậm chí, trước những biến động trong cuộc sống ví dụ như đại dịch Covid19 hiện nay, công nghệ 4.0 còn tạo ra cho người học một môi trường học mới đó là các phòng học trực tuyến.

Sự tác động này không chỉ giúp người dạy phát huy được hết khả năng, đa dạng hoá cách truyền tải nội dung bài học mà còn giúp người học có một môi trường học tập thoải mái, sáng tạo hơn. Đặc biệt, công nghệ 4.0 còn giúp các trường quản lý, bố trí được cán bộ giảng dạy cũng như các lớp học một cách hợp lý, hiệu quả nhờ vào các mô hình ảo, mô hình mô phỏng hay mô hình số hoá.

4. Giải pháp đổi mới và thích nghi giữa những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục

Với những tác động lớn của công nghiệp 4.0 và giáo dục, trước hết cần phải thay đổi về vai trò và nhận thức của giáo viên trong giảng dạy. Giáo viên không còn chỉ đơn thuần là người truyền tải tri thức mà còn phải là người có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, chịu khó tìm tòi và sáng tạo những phương pháp học tập mới, hiệu quả.
Đồng thời, các trường đại học, các cơ sở đào tạo nghề cũng cần thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như cách đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên theo những tiêu chuẩn có thể đáp ứng điều kiện của thị trường lao động.

Để làm những điều đó, tất nhiên không thể thiếu sự đầu tư vào cơ sở vật chất của cả người dạy lẫn người học. Bên cạnh đó, bản thân người học cũng cần tự thay đổi cách thức học tập, chủ động thích nghi với những thay đổi của công nghệ 4.0 trong giáo dục.
Với tất cả những yếu tố kể trên, chúng ta có thể thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là thời cơ để giáo dục phát triển mà còn đặt ra rất nhiều thách thức cho nhà trường, người giảng dạy và cả người học.

5. Cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục là cuộc cách mạng vĩ đại

Hiện nay, tốc độ lan tỏa của CMCN 4.0 trong nền kinh tế rất lớn, ở mọi lĩnh vực, đặt ra thách thức chưa từng có đối với lực lượng sản xuất xã hội. CMCN 4.0 sẽ thay đổi bức tranh của thị trường lao động, làm thay đổi mạnh mẽ nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề và trình độ. Yêu cầu đặt ra với nền giáo dục hiện nay là cần đáp ứng nhu cầu xã hội, cần đào tạo ra những người lao động có đủ kỹ năng mới để thích nghi với biến đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất, kinh doanh. Nếu như trước đây, nội dung đào tạo chỉ chú trọng vào việc truyền tải kiến thức hàn lâm, thì hiện nay những kiến thức đó đã trở nên lạc hậu, thậm chí vô dụng trong nhiều môi trường doanh nghiệp, xí nghiệp năng động. CMCN 4.0 đòi hỏi người lao động cần có đủ kiến thức cơ bản các kỹ năng và khả năng tự học trong môi trường sáng tạo và cạnh tranh. Các nội dung đó bao gồm: các kiến thức và kỹ năng tư duy phản biện, khả năng ứng phó với thay đổi, khả năng làm việc sáng tạo; kỹ năng về thể chất: kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng về xã hội: giao tiếp, ứng xử, giải quyết xung đột, làm việc theo nhóm, tạo lập và duy trì quan hệ…

Giáo dục trong kỷ nguyên số 4.0 là quá trình chuyển đổi giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Sự vươn lên và phổ biến của IoT ( Internet vạn vật) đã giúp người học chủ động tiếp cận nguồn tri thức khắp mọi lĩnh vực. Vai trò người thầy đã có sự thay đổi từ người giảng dạy theo cách truyền thống (đọc và chép) sang người hướng dẫn, định hướng nhằm phát triển tối đa tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh, đây cũng là ý nghĩa của cách mạng 4.0 trong giáo dục.

Cách mạng 4.0 trong giáo dục nói riêng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nói chung đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành giáo dục nước nhà. Từ sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 vào giáo dục thì người học dù đang ở bất cứ đâu đều có thể truy cập vào thư viện của nhà trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy, không thể chỉ tồn tại mô hình thư viện truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử. Hoặc chúng ta sẽ có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng. Công nghiệp 4.0 trong giáo dục sẽ tạo ra những lớp học, thầy giáo, thiết bị đều là “ảo”, mang tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, meeting, zoom… dần trở thành xu hướng phát triển mới trong quá trình hội nhập số để tiến gần hơn với mục tiêu phát triển và xây dựng công dân toàn cầu - công dân số.