Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không
Giải Địa 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng trang 97 Địa Lí 10 trong Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Địa Lí 10.
Vận dụng trang 97 Địa Lí 10: Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới theo bảng số liệu dưới đây. Nhận xét.
BẢNG 34. SỐ LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000 - 2019 (Đơn vị: tỉ người)
Năm |
2000 |
2010 |
2019 |
Số lượng hành khách |
1,9 |
2,6 |
4,4 |
Lời giải:
* Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA THẾ GIỚI
* Nhận xét
- Số lượng khách hành khách vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới ngày càng tăng lên.
- Giai đoạn 2000 - 2019, số lượng khách hành khách vận chuyển bằng đường hàng không tăng thêm 2,5 tỉ người và tăng gấp 2,3 lần.
Câu 2 trang 97 sgk Địa Lí 10 mới: Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng hành khách vận chuyển bằng đường hàng không hoặc giao thông vận tải đường hàng không ở nước ta.
Trả lời:
- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Giao thông vận tải đường ô tô ở nước ta
Ngành GTVT nước ta đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến trục dọc “xương sống” của đất nước là Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, trong đó nổi lên 02 công trình qui mô và hiện đại là Hầm đường bộ đèo Hải Vân và cầu Mỹ Thuận. Cùng với trục dọc này, một trục dọc thứ hai cũng đã hình thành. Đó là đường Hồ Chí Minh đã hoàn tất giai đoạn 1 (Đoạn từ Hoà Lạc đến Ngọc Hồi). Đường Hồ Chí Minh sẽ nối kết hơn 100 tuyến đường ngang trong đó có các trục hành lang Đông-Tây, nối liền với QL 1A ở phía Đông, gắn với hệ thống cảng biển nước sâu dọc bờ biển miền Trung, hệ thống các sân bay trên cao nguyên... hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam và liên thông với các nước láng giềng.
Hầm Hải Vân, địa phận Huế và Đà Nẵng
Ngoài 02 trục dọc trên, Ngành GTVT đã hoàn thành các tuyến quốc lộ chính yếu nối đến các cảng biển và cửa khẩu quốc tế như QL5, QL18, QL10, QL22, QL51, QL14B... Đồng thời, đã và đang nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam; các tuyến quốc lộ ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên các tuyến đường mới, hàng loạt các cầu đã được xây dựng như: cầu Kiền, cầu Tô Châu, Tạ Khoa, Bến Lức, cầu Tuần và tuyến tránh thành phố Huế, cầu Tân An và tuyến tránh Tân An, cầu Yên Lệnh; cầu Tuyên Nhơn (tuyến N2); các cầu thuộc dự án cầu QL1: Đà Rằng, Diêu Trì, Tam Giang; Sông Vệ, Câu Lâu, Trà Khúc, Cây Bứa, Bồng Sơn và Bàn Thạch; cầu Sông Rộ (dự án Đường HCM về quê Bác); cầu Gò Chai (dự án Đường xuyên Á); cầu Hoà Mạc, cầu Kênh Tiêu, cầu Hà Nha, cầu Giát (QL38)... Đặc biệt, hiện nay công trình cầu Cần Thơ đã được khởi công, đánh dấu sự hoàn tất các cầu trên Quốc lộ 1 - huyết mạch giao thông của đất nước.
Cầu Tô Châu bắc qua sông Giang Thành trên Quốc lộ 80 TP. Hà Tiên, Kiên Giang
Bên cạnh các dự án sử dụng vốn NSNN và tài trợ quốc tế, trong giai đoạn vừa qua đã nổi lên một số dự án BOT lần đầu tiên đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như BOT Đèo Ngang; BOT An Sương - An Lạc. Đây là tín hiệu rất đáng mừng về khả năng huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội cho sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.