Giải Địa Lí 11 trang 112 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Địa Lí 11 trang 112 trong Bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga Địa 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa 11 trang 112.
Giải Địa Lí 11 trang 112 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 112 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục III và hình 21.5, hãy: Xác định các vùng kinh tế của Liên bang Nga.
Lời giải:
- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.
- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.
Câu hỏi trang 112 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục III và hình 21.5, hãy: Trình bày đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế quan trọng.
Lời giải:
- Vùng Trung ương:
+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.
+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.
+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.
+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...
- Trung tâm đất đen:
+ Diện tích: 167 nghìn km2.
+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...
- Vùng U-ran:
+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.
+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.
+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....
- Vùng Viễn Đông:
+ Diện tích: 6900 nghìn km2.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.
+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....
Luyện tập 1 trang 112 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 21.1, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Liên bang Nga năm 2000 và năm 2020. Nêu nhận xét.
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Cơ cấu GDP của Liên bang Nga có sự thay đổi giữa năm 2000 và năm 2020. Cụ thể:
+ Giảm cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, giảm từ 5,8% năm 2000 xuống chỉ còn 4% năm 2020.
+ Giảm tiếp cơ cấu GDP ngành công nghiệp - xây dựng, giảm từ 33,9% năm 2000 xuống 29,9% năm 2020.
+ Tăng cơ cấu GDP ngành dịch vụ từ 49,7% năm 2000 lên 56,1% năm 2020.
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm nhẹ không đáng kể trong suốt 20 năm, từ 10,6% năm 2000 xuống 10% năm 2020.
Luyện tập 2 trang 112 Địa Lí 11: Dựa vào bản đồ phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga (hình 21.1), nhận xét sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chính của Liên bang Nga.
Lời giải:
- Nhận xét sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chính của Liên bang Nga:
+ Các cây trồng chính là cây công nghiệp và cây công nghiệp, cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Âu. Vùng này có địa hình đồng bằng xen đồi thấp, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu ôn đới hải dương ẩm, nhiều sông hồ thuận lợi để trồng trọt.
+ Các vật nuôi chính chủ yếu là lợn, bò, cừu được chăn nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng Đông Âu, vùng phía nam U-ran, nam Tây Xi-bia và Đông Xi-bia. Một số vật nuôi đặc trưng xứ lạnh như tuần lộc, hươu được nuôi ở vùng phía Bắc, qua vòng cực Bắc giáp với Bắc Băng Dương.
Vận dụng trang 112 Địa Lí 11: Sưu tầm thông tin, hình ảnh và viết báo cáo ngắn về một vấn đề kinh tế của Liên bang Nga mà em quan tâm (một sản phẩm nổi bật, một ngành kinh tế quan trọng,…)
Lời giải:
(*) Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản
Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.
Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.
Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.
Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.
Lời giải bài tập Địa Lí 11 Bài 21: Kinh tế Liên Bang Nga hay khác: