X

Địa Lí 11 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 11 trang 65 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Địa Lí 11 trang 65 trong Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Địa 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí lớp 11 trang 65.

Giải Địa Lí 11 trang 65 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 65 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục IV, hãy chứng minh sự đa dạng hợp tác của Việt Nam trong ASEAN

Lời giải:

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

Câu hỏi trang 65 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục IV, hãy vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Lời giải:

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…

Luyện tập trang 65 Địa Lí 11: Vì sao nói Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN

Lời giải:

- Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong ASEAN, vì:

+ Từ khi gia nhập Hiệp hội ASEAN Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua: các hội nghị; các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, các dự án, chương trình phát triển,…

+ Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Vận dụng trang 65 Địa Lí 11: Tìm hiểu về Hiến chương của ASEAN

Lời giải:

(*) Tham khảo

- Sự ra đời:

+ Tháng 11/2007, Lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) ký Hiến chương ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13.

+ Đến ngày 15/12/2008, Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực

- Nội dung cơ bản: Hiến chương ASEAN gồm Lời nói đầu và 13 Chương, 55 Điều, với các nội dung: Mục đích - Nguyên tắc hoạt động; Tư cách pháp nhân; Quy chế thành viên; Cơ cấu tổ chức; Các thể chế liên quan ASEAN; Các ưu đãi miễn trừ; Ra quyết định; Giải quyết tranh chấp; Tài chính - Ngân sách; Các vấn đề hành chính - thủ tục; Biểu trưng và biểu tượng; Quan hệ đối ngoại và các điều khoản chung.

- Ý nghĩa và tác động của sự ra đời Hiến chương ASEAN:

+ Thứ nhất, thông qua Hiến chương ASEAN, tất cả nguyên tắc, luật lệ và hành xử của ASEAN từ trước đến nay đã được cập nhật và pháp điển hóa một cách có hệ thống trong một văn kiện pháp lý. Hiến chương hệ thống hoá rất nhiều các hiệp định, tuyên bố trước đây, khẳng định thêm nguyên tắc lâu dài về cộng đồng, hợp tác, tham vấn và đồng thuận các mục đích cụ thể của ba Cộng đồng ASEAN đã được xác định. Hiến chương khẳng định sẽ tiến hành mối quan hệ đối ngoại và cách thức hợp tác với Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế.

+ Thứ hai, Hiến chương đánh dấu một bước tiến mới về khuôn khổ thể chế và bộ máy hoạt động của ASEAN theo hướng rõ ràng hơn và khoa học hơn. Trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Một phần lớn của Hiến chương được dành cho cụ thể hoá việc tiến hành các hoạt động của ASEAN, xác định mục tiêu và các nguyên tắc của ASEAN và mối quan hệ giữa các thành viên. Hiến chương cụ thể hoá các vấn đề thành viên, vạch ra chức năng và trách nhiệm của các cơ quan ASEAN khác nhau. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Tổng Thư ký và Ban Thư ký ASEAN. Khuôn khổ thể chế đầy đủ và chặt chẽ hơn với quy chế phân công, phân nhiệm rõ ràng nêu trong Hiến chương ASEAN sẽ góp phần tăng cường hiệu quả và hiệu lực của các chương trình hợp tác trong ASEAN trong thời gian tới.

+ Thứ ba, Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan và là bước chuyển giai đoạn quan trọng của Hiệp hội sau 40 năm tồn tại và phát triển, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN. Hiến chương ASEAN sẽ làm cho tổ chức ASEAN có tư cách pháp nhân và đưa đến những thay đổi lớn về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của ASEAN

+ Cuối cùng, việc xây dựng và ký kết Hiến chương thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN, nhất là của các vị Lãnh đạo về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn và vững mạnh hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát triển của cả khu vực cũng như từng nước thành viên.

Lời giải bài tập Địa Lí 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: