X

Địa lí 12 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 12 trang 14 Kết nối tri thức


Với Giải Địa Lí 12 trang 14 trong Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Địa 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí 12 trang 14.

Giải Địa Lí 12 trang 14 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 2.1, 2.2, 2.3 và kiến thức đã học, hãy:

- Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

- Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Dựa vào thông tin mục 1 và hình 2.1, 2.2, 2.3 và kiến thức đã học, hãy: Trình bày các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Lời giải:

- Các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao: toàn bộ lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương. Nhiệt độ TB năm trên cả nước đều trên 20°C (trừ vùng núi cao), tổng số giờ nắng năm dao động từ 1400 – 3000 giờ tùy nơi.

+ Lượng mưa, độ ẩm lớn: lượng mưa TB năm từ 1500 -2000 mm, vùng núi cao và sườn núi chắn gió lượng mưa đạt 3500 – 4000 mm. Độ ẩm tương đối của không khí TB hàng năm từ 80 – 85%, cân bằng ẩm luôn dương.

+ Gió mùa: gió Tín phong hoạt động quanh năm, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa là gió mùa đông và gió mùa hạ.

• Gió mùa đông: từ T11 – T4 năm sau, gió mùa hướng đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm có mưa phùn.

• Gió mùa hạ: từ T5 – T10, gió mùa hướng tây nam, đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, giữa và cuối mùa hạn, gây mưa lớn và kéo dài cho các cùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới và bão gây mưa vào mùa hạ trên cả nước.

=> Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và tính chất tạo nên sự phân mùa khí hậu Việt Nam. Miền Bắc có 2 mùa khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt; Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

+ Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc

+ Chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á.

+ Vị trí nằm liền kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào.

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Lời giải:

- Các quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho bề mặt địa hình bị thay đổi. Ở một số khu vực đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các dạng hang động, thung khô và các cánh đồng các-xtơ (Quảng Bình, Hà Giang, Ninh Bình,…)

- Quá trình xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành địa hình Việt Nam

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, bào mòn, hiện tượng sạt lở đất diễn ra trên các sườn đồi, sườn núi vào mùa mưa lũ khá phổ biến.

+ Bồi tụ ở vùng đồng bằng: hình thành các đồng bằng hạ lưu sông, ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long có những khu vực hàng năm mở rộng ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.

Câu hỏi trang 14 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa qua sông ngòi ở nước ta.

Lời giải:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp, có khoảng 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Tổng lượng nước của sông ngòi khoảng 839 tỉ m3/năm. Tổng lượng phù sa các hệ thống sông khoảng 200 triệu tấn/năm.

- Chế độ nước chia thành 2 mùa, mùa lũ và mùa cạn, mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thay đổi thất thường.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: