Giải Địa Lí 12 trang 61 Kết nối tri thức
Với Giải Địa Lí 12 trang 61 trong Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản Địa 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí 12 trang 61.
Giải Địa Lí 12 trang 61 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 61 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố của ngành thủy sản nước ta.
Lời giải:
- Sự chuyển dịch cơ cấu: ngành nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn ngành đánh bắt (3,5% so với 1,8% năm 2021). Tổng sản lượng thủy sản cả khai thác và nuôi trồng đều tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2021.
- Tình hình phát triển và phân bố:
+ Khai thác thủy sản: sản lượng năm 2021 đạt hơn 3,9 triệu tấn, chiếm 44,6% tổng sản lượng thủy sản. Đẩy mạnh khai thác xa bờ, chú trọng kiểm soát vùng đánh bắt và truy xuất nguồn gốc đánh bắt. Vùng có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chiếm 42,7% tổng sản lượng khai thác cả nước), ĐB sông Cửu Long (38,3%). Các tỉnh đứng đầu sản lượng khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre,…
+ Nuôi trồng thủy sản: phát triển với tốc độ nhanh, sản lượng luôn cao hơn khai thác. Phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hữu cơ,… đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng. Sản phẩm thủy sản ngày càng đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều sản phẩm thủy sản nuôi trồng đã qua chế biến được xuất khẩu đến các thị trường lớn: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,… Vùng nuôi trồng lớn nhất là ĐB sông Cửu Long (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng cả nước), ĐB sông Hồng (17,3%).
Luyện tập trang 61 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 12.2, hãy nhận xét và giải thích sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
Lời giải:
Nhìn chung, tổng sản lượng thủy sản bao gồm cả khai thác và nuôi trồng của nước ta đều tăng lên rõ rệt trong giai đoạn 2010 – 2021, từ 5,20 triệu tấn năm 2010 lên 8,82 triệu tấn năm 2021, tăng 3,62 triệu tấn. Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản có sản lượng tăng nhanh hơn ngành khai thác thủy sản, cụ thể:
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 2,73 triệu tấn năm 2010 lên 4,88 triệu tấn năm 2021, tăng 2,15 triệu tấn. Sự tăng lên này là vì hoạt động nuôi trồng được phát triển theo hình thức trang trại công nghệ cao, nuôi hưu cơ và đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng.
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng từ 2,47 triệu tấn năm 2010 lên 3,94 triệu tấn năm 2021, tăng 1,47 triệu tấn. Sự tăng lên do đẩy mạnh khai thác xa bờ, cải tiến hiện đại các phương tiện tàu thuyền và ngư cụ đánh bắt.
Vận dụng trang 61 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, hình ảnh về hoạt động khoanh nuôi và bảo vệ rừng ở Việt Nam.
Lời giải:
Khoanh nuôi, bảo vệ trên 5.846 ha rừng tại huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
Xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên hiện có 5846,94 ha đất có rừng; trong đó rừng phòng hộ 655,84 ha; rừng đặc dụng 5137,03 ha, rừng sản xuất 83,81 ha. Đề đảm bảo công tác bảo vệ rừng, UBND xã chỉ đạo các đồng chí Trưởng bản cho người dân ký cam kết bảo vệ rừng gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng; từng hộ gia đình chủ động chuẩn bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy. Công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng luôn được UBND xã chỉ đạo bảo lâm phối hợp kiểm lâm địa bàn xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; chủ động các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho các tổ tại các bản. Phân công, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm cho các thành viên trong công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng. Ðồng thời vận động, hướng dẫn Nhân dân phát, đốt nương đúng quy trình, không để lửa cháy lan vào rừng; tổ chức phát dọn thực bì thường xuyên; phát đường băng cản lửa tại những vị trí giáp ranh các khu rừng. Duy trì và phát triển tổ quản lý bảo vệ rừng tại các bản về quy mô cũng như chất lượng để thực hiện hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, không để xảy ra cháy rừng và chặt phá rừng trái phép.
Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 12: Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản hay khác: