Giải Địa Lí lớp 7 Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn sách Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm hy vọng rằng sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, trả lời câu hỏi và học tốt hơn Địa Lí 7 Bài 19.
1. Khái quát chung về rừng A-ma-dôn
Rừng A-ma-dôn, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực A-ma-dôn của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực A-ma-dôn bao gồm một diện tích 7 triệu km², trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² . Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil, Peru, và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Rừng mưa A-ma-dôn chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài cây, động vật trên thế giới.
2. Các hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
* Khai thác khoáng sản:
Các mỏ khoáng sản tại lưu vực sông A-ma-dôn được biết bao gồm kim cương, bauxite, mangan, sắt, thiếc, đồng, chì và vàng. Cơn sốt đào vàng ở Brazil bắt đầu vào năm 1980, khi người ta phát hiện ra vàng tại Serra Palada ở bang Pala. Đa phần người dân đổ về đây (ít nhất là 250 ngàn người), làm việc với mức lương rẻ mạt ở các mỏ khai thác vàng đông đúc và cạnh tranh rất mạnh.Việc cạnh tranh khai thác vàng và các loại khoáng sản khác đã dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo về môi trường. Có tới 9000 tấn thủy ngân, sử dụng trong quá trình khai thác mỏ, bị đổ vào các dòng sông của khu vực, cùng với lượng lớn các loại trầm tích khác. Tất cả các loại cây cối, động vật và khu sinh sống tự nhiên quanh các khu mỏ bị phá hủy.
* Sản xuất nông nghiệp:
Các diện tích khổng lồ của rừng A-ma-dôn đang bị chặt phá để mở rộng diện tích cho việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt, ngành chăn nuôi gia súc để cung cấp các loại thực phẩm ăn nhanh đang là một ngành béo bở ở Brazil. Để tạo ra đủ đất chăn nuôi gia súc, các ông chủ trang trại thường chặt và đốt rừng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi họ từ bỏ các khu đất này, phải mất rất nhiều thời gian các khu rừng mới phục hồi lại được và ngay cả khi đó, chúng cũng chỉ là “rừng thứ cấp” chứ không là rừng nhiệt đới nguyên thủy như xưa.
Việc phá rừng nhiệt đới đang gây hậu quả tai hại cho môi trường. Đối với rừng A-ma-dôn, hàng ngàn động vật mất đi nơi sinh sống trong khi đối với toàn cầu, sự cân bằng khí hậu bị tác động. Cây cối vốn hấp thụ khí CO2, là loại khí mà con người thải ra với số lượng lớn. Khi cây cối ít đi, khí CO2 sẽ tăng lên.
* Xây dựng thủy điện:
Việc phát triển rừng nhiệt đới A-ma-dôn của chính phủ Brazil còn cần đến năng lượng. Các dòng sông lớn đổ về lưu vực Amazon có tiềm năng khổng lồ về năng lượng, trong lĩnh vực thủy điện. Chính phủ Brazil đã có kế hoạch gây rất nhiều tranh cãi là xây 31 đập thuỷ điện tại khu vực A-ma-dôn vào năm 2010.
Dự án lớn nhất tại A-ma-dôn là dự án thủy điện lưu vực sông Tocantins, vốn định biến sông Tocantins thành một loạt các hồ và đập thủy điện, kéo dài 1200 dặm, bao gồm 8 đập lớn và 19 đập nhỏ.
Trong khi những đập này cung cấp nước tưới và điện, chúng không tạo ra nhiều công ăn việc làm, vì việc thuê công nhân điều khiển đập là rất tốn kém. Hơn thế, tác hại về môi trường là khổng lồ.
3. Vấn đề bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
Hiện nay việc chặt phá rừng A-ma-dôn vẫn diễn ra trên quy mô lớn đến mức báo động. Bộ Môi trường Peru cho biết, khu vực rừng nhiệt đới A-ma-dôn thuộc nước này đã mất gần 2 triệu ha đất rừng trong khoảng từ năm 2001 – 2016, tương đương 123.000ha đất rừng bị san phẳng mỗi năm.
Do vậy cần phải có biện pháp, bảo vệ rừng A-ma-dôn nếu không diện tích rừng bị xóa sổ có thể đạt đến 300.000 – 400.000ha một năm. Theo ông ông Cesar Calmet, người đứng đầu chương trình bảo tồn rừng của Bộ Môi trường Peru, trồng trọt, chăn nuôi, đốn gỗ, khai khoáng trái phép và buôn lậu ma túy là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên.