Trắc nghiệm Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
Haylamdo biên soạn với với 10 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 7.
Trắc nghiệm Địa Lí 7 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Địa Lí 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô-it.
B. Nê-grô-it.
C. Ơ-rô-pê-ô-it.
D. Ôx-tra-lô-it.
Câu 2. Năm 2019, có bao nhiêu triệu người di cư quốc tế đến châu Âu?
A. 82 triệu người.
B. 83 triệu người.
C. 84 triệu người.
D. 85 triệu người.
Câu 3. Quy mô dân số châu Âu năm 2020 là
A. 747 triệu người.
B. 748 triệu người.
C. 749 triệu người.
D. 750 triệu người.
Câu 4. Các đô thị nào có trên 10 triệu dân trở lên?
A. Pa-ri và Mat-xco-va.
B. Pa-ri và Luân Đôn.
C. Mat-xco-va và Xanh Pê-Tec-bua.
D. Mat-xco-va và Luân Đôn.
Câu 5. Năm 2020, cơ cấu dân số theo giới tính nữ ở châu Âu là:
A. 51,7%.
B. 52,7%.
C. 53,7%.
D.54,7%.
Câu 6. Cụm đô thị xuyên biên giới của châu Âu nằm ở đâu?
A. Từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
B. Từ Pa-ri (Pháp) đến Ma-đrit (Tây Ban Nha).
C. Từ Pa-ri (Pháp) đến Luân Đôn (Anh).
D. Từ Mat-xcơ-va (Liên Ban Nga) đến Ki-ép (U-crai-na).
Câu 7. Cơ cấu dân số già để lại hậu quả như thế nào?
A. Ô nhiêm môi trường.
B. Tệ nạn xã hội.
C. Thiếu hụt lao động.
D. Phúc lợi xã hội tăng.
Câu 8. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, biện pháp nào sau đây không được sử dụng ở châu Âu?
A. Thu hút người lao động từ bên ngoài.
B. Khuyến khích sinh đẻ.
C. Kéo dài độ tuổi lao động.
D. Thực hiện chính sách một con.
Câu 9. Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở châu Âu?
A. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp.
B. Đô thị hóa diễn ra nhanh, xuất hiện nhiều đô thị lớn.
C. Các đô thị nối liền nhau thành các dải đô thị.
D. Đô thị hóa ở nông thôn ngày càng mở rộng.
Câu 10. Phần lớn dân số ở châu Âu tập trung chủ yếu ở
A. khu vực đô thị.
B. khu vực nông thôn.
C. khu vực đồng bằng.
D. khu vực miền núi.
Câu 11. Nguyên nhân nào khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại?
A. Gia tăng dân số.
B. Bi bắt làm nô lệ.
C. Xuất khẩu lao động.
D. Nhập cư.
Câu 12. Tại sao việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng ở châu Âu?
A. Nhu cầu về nguồn lao động và việc làm.
B. Do xung đột sắc tộc ở các quốc gia.
C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở các nước phát triển.
D. Do thiên tai, thời tiết cực đoan.
Câu 13. Cho bảng số liệu:
Bảng 1: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở CHÂU ÂU NĂM 1990 VÀ 2020
Nhóm tuổi Năm |
0-14 tuổi |
15-64 tuổi |
Từ 65 tuổi trở lên |
1990 |
20,5 |
66,9 |
12,6 |
2020 |
16,1 |
64,8 |
19,1 |
Em hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và 2020.
A. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 64 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
B. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng tăng, trên 64 tuổi có xu hướng giảm mạnh.
C. Từ 0-14 tuổi và trên 65 tuổi có xu hướng giảm, trên 15-65 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
D. Từ 65 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 0-14 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
Câu 14. Năng suất lao động ở châu Âu cao nhất trên thế giới do nguyên nhân nào?
A. Quy mô dân số đông.
B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
C. Trình độ học vấn cao.
D. Luồng nhập cư lớn trên thế giới.
Câu 15. Tại sao quá trình đô thị vệ tinh lại được mở rộng ở nông thôn?
A. Công nghiệp phát triển lâu đời.
B. Phát triển sản suất công nghiệp.
C. Phát triển sản xuất dịch vụ.
D. Phát triển sản xuất nông nghiệp.