Giải Địa Lí 9 trang 130 Kết nối tri thức
Với lời giải Địa Lí 9 trang 130 trong Bài 4: Nông nghiệp Địa Lí 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa 9 trang 130.
Giải Địa Lí 9 trang 130 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 130 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 3, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh ở nước ta.
Trả lời:
- Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản, tăng chất lượng nông sản, truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất nông sản.
- Thúc đẩy phát triển công nghệ xử lí và tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi.
- Góp phần nâng cao thu nhập của người dân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phục hồi, cải tạo và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải.
Luyện tập trang 130 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 4.1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021. Nêu nhận xét.
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Nhìn chung diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021 có sự biến động, xu hướng giảm song lúa vẫn là cây chủ đạo, cụ thể:
+ Giai đoạn 2010 - 2015, cả diện tích tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa đều tăng lên, đạt 9 triệu ha cây lương thực có hạt trong đó 7,8 triệu ha lúa (2015).
+ Giai đoạn 2015 - 2021, cả diện tích tích gieo trồng cây lương thực có hạt và lúa đều giảm, diện tích cây lương thực có hạt giảm xuống chỉ còn 8,1 triệu ha, trong đó diện tích cây lúa giảm còn 7,2 triệu ha (2021).
Vận dụng trang 130 Địa Lí 9: Tìm hiểu thông tin, giới thiệu về tình hình sản xuất và phân bố một cây trồng hoặc vật nuôi quan trọng ở địa phương em.
Trả lời:
Năm 2022, tổng diện tích trồng vải an toàn toàn của tỉnh Bắc Giang tiếp tục duy trì 28.300 ha, trong đó: Vải chín sớm là 6.050 ha, vải chín muộn là 22.250 ha; vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400 ha, sản lượng khoảng 112.900 tấn; vải sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 82 ha, sản lượng 1.000 tấn;
Duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng diện tích 218 ha; sản lượng 1.600 tấn để xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ; tiếp tục chỉ đạo 34 mã số vùng trồng, diện tích 267 ha, sản lượng 2.100 tấn để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; duy trì 149 mã số vùng trồng và 300 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng khoảng 95.000 tấn.
Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.785 tỷ, doanh thu từ vải thiều đạt khoảng 4.411 tỷ đồng (cao hơn so với năm 2021 là 137 tỷ đồng), doanh thu từ các hoạt động, dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 2.374 tỷ đồng.
Lục Ngạn và Tân Yên là hai huyện trọng điểm trồng vải thiều của "thủ phủ vải" gần 30.000 ha Bắc Giang.
Lời giải bài tập Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp hay khác: