X

Địa lí 9 Kết nối tri thức

Giải Địa Lí 9 trang 194 Kết nối tri thức


Với lời giải Địa Lí 9 trang 194 trong Bài 17: Vùng Tây Nguyên Địa Lí 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa 9 trang 194.

Giải Địa Lí 9 trang 194 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 194 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 5, hãy trình bày các vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

- Môi trường nước ở một số nơi bị ô nhiễm bởi các hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng hóa chất và phân bón trong trồng trọt, hoạt động chăn nuôi gia súc,… Nguồn nước đang đứng trước tình trạng cạn kiệt vào mùa khô do hạn hán và khai thác quá mức nước ngầm.

- Hiện tượng mất rừng và suy thoái rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn đang diễn ra. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác gỗ trái phép, chặt phá rừng để phát triển cây công nghiệp.

Luyện tập trang 194 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 17.3, hãy nhận xét sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2021.

Dựa vào bảng 17.3 hãy nhận xét sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng

Trả lời:

Nhìn chung, sản lượng gỗ khai thác và diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2021 đều có sự thay đổi, trong đó sản lượng gỗ không ngừng tăng lên và diện tích rừng trồng mới có biến động, cụ thể:

- Sản lượng gỗ khai thác tăng từ 546,7 nghìn m3 (2010) đã tăng liên tục và đạt 753,7 nghìn m3 (2021).

- Diện tích rừng trồng mới có sự suy giảm trong giai đoạn 2010 - 2015, giảm từ 17,4 nghìn ha xuống chỉ còn 10,2 nghìn ha, tuy nhiên sau đó đã tăng lên, đạt 19 nghìn ha năm 2021.

Vận dụng trang 194 Địa Lí 9: Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hóa đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).

Trả lời:

Lễ hội đua voi ở Tây Nguyên

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hóa đặc sắc của người dân Tây Nguyên

Lễ hội đua Voi là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3 Dương lịch tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, là tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu phát rẫy trồng nương. Đây là mùa khô ráo, nắng đẹp, đường sá đi lại dễ dàng.

Đồng bào Buôn Đôn mở hội đua voi cùng các lễ hội khác như: Đâm trâu, Văn hóa cồng chiêng, Cúng bến nước, Cúng sức khỏe cho voi… là để chuẩn bị và cầu mong cho sự bắt đầu của một mùa vụ tốt tươi, đạt năng suất cao, mang lại no ấm cho buôn làng.

Cuộc đua voi chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày với các hoạt động đua voi như: Voi chạy tốc độ, Voi bơi vượt sông Sêrêpốk, Voi đá bóng, Voi kéo vật nặng…Số lượng voi tham gia từ 20 - 30 con trong suốt thời gian đua voi chạy, voi bơi, voi đá bóng, voi kéo vật nặng… Đàn voi thi đấu rất hăng hái nhờ sự reo hò, cổ vũ của khán giả. Sau cuộc thi tài, tất cả voi vui sướng được nhận những bó mía, nải chuối do Ban tổ chức và du khách ban thưởng. Riêng voi vô địch được Ban tổ chức trao tặng vòng nguyệt quế và được thưởng nhiều thức ăn ngon.

Lễ hội đua Voi diễn ra nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào Tây Nguyên.

Lời giải bài tập Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Tây Nguyên hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: