Giải Địa Lí 9 trang 213 Kết nối tri thức
Với lời giải Địa Lí 9 trang 213 trong Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Địa Lí 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa 9 trang 213.
Giải Địa Lí 9 trang 213 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 213 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 5, hãy trình bày khái quát về Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
- Diện tích vùng là hơn 16 nghìn km2 (chiếm hơn 5% diện tích cả nước), số dân là 6,1 triệu người (chiếm 6,2% dân số cả nước), đóng góp khoảng 4% GDP cả nước (2021); bao gồm: TP Cần Thơ và 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.
- Các thế mạnh nổi trội là sản xuất lương thực, thực phẩm; sản xuất điện; phát triển du lịch; giao thông đường biển, đường sông, đường hàng không,…
- Những năm qua đã trở thành trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp quan trọng vào xuất khẩu nông sản và thủy sản cả nước; thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
- Định hướng phát triển: tập trung vào tam giác Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, trong đó TP Cần Thơ là cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phụ cận; xây dựng vùng trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch, logistics, công nghiệp phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, kinh tế biển,…
Luyện tập trang 213 Địa Lí 9: Dựa vào bảng 20.3, hãy tính tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021. Rút ra nhận xét.
Trả lời:
- Tính tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021 (đơn vị %).
Chỉ số |
Năm 2010 |
Năm 2021 |
||
Đồng bằng sông Cửu Long |
Cả nước |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Cả nước |
|
Diện tích gieo trồng |
52,4 |
100 |
53,8 |
100 |
Sản lượng |
53,8 |
100 |
55,5 |
100 |
- Nhận xét: Nhìn chung tỉ lệ diện tích gieo trồng, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2010 và năm 2021 luôn chiếm trên ½ cả nước và xu hướng tăng lên, cụ thể:
+ Diện tích gieo trồng tăng từ 52,4% năm 2010 lên 53,8% năm 2021.
+ Sản lượng tăng từ 53,8% năm 2010 lên 55,5% năm 2021.
Vận dụng trang 213 Địa Lí 9: Tìm hiểu một số biện pháp để khắc phục hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Biện pháp khắc phục đất phèn, đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn: Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi. Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng chống, ứng phó kịp thời. Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
- Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản: Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được mức độ mặn cao. Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, cần có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra. Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
- Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt: Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn: Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước cho sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp.
Lời giải bài tập Địa Lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay khác: