Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 có đáp án, hay nhất


Bài 1: Pháp luật và đời sống

Câu 1: Yếu tố nào tạo nên nội dung của pháp luật?

A. Các quy tắc xử sự chung.

B. Văn bản pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 2: Các đặc trưng của pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 3: Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 4: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật thể hiện ở đặc trưng nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Câu 5: Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật và đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: B

Câu 6: Bản chất của pháp luật là?

A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp và bản chất thống trị.

C. Bản chất thống trị và cưỡng chế.

D. Bản chất cưỡng chế và tự nguyện.

Đáp án: A

Câu 7: Nhà nước đại diện cho giai cấp nào?

A. Giai cấp thống trị.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp địa chủ.

D. Giai cấp cầm quyền.

Đáp án: D

Câu 8: Pháp luật mang bản chất xã hội vì?

A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội.

B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 9: Pháp luật do quan hệ nào quy định?

A. Quan hệ chính trị.

B. Quan hệ đạo đức.

C. Quan hệ kinh tế.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: C

Câu 10: Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ nào?

A. Giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của đạo đức.

B. Giữa các cá nhân trong xã hội.

C. Giữa pháp luật và đạo đức.

D. Giữa kinh tế và chính trị.

Đáp án: A

Câu 11: Giá trị cơ bản nhất của pháp luật là?

A. Công bằng, bình đẳng.

B. Tự do.

C. Lẽ phải.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 12: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp như thế nào?

A. Công bằng và hiệu quả.

B. Bình đẳng và hiệu quả.

C. Dân chủ và hiệu quả.

D. Dân chủ và bình đẳng.

Đáp án: C

Câu 13: Đối với công dân, pháp luật có vai trò?

A. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần.

B. Bảo vệ cuộc sống.

C. Thực thi quyền lợi của cá nhân.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Đáp án: D

Câu 14: Công dân được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua các luật?

A. Luật về hành chính.

B. Luật về hình sự.

C. Luật tố tụng.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 15: Nhà nước quản lí xã hội bằng?

A. Pháp luật.

B. Các bộ luật.

C. Các văn bản hành chính.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: A

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 12 hay khác: