Bài 5 trang 95 Hóa 12
Hóa 12 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
Bài 5 trang 95 Hóa 12: Cho lá sắt vào:
a) Dung dịch H2SO4 loãng.
b) Dung dịch H2SO4 loãng có cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp.
Trả lời
a) Cho Fe vào dung dịch H2 SO4 loãng: ban đầu bọt khí thoát ra nhiều ở bề mặt lá Fe, sau đó chậm lại.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe → Fe2+ + 2e
2H+ → H2 - 2e
Do bọt khí thoát ra nhiều làm cản trở H+ di chuyển đến bề mặt lá Fe để nhận electron, nên phản ứng xảy ra chậm
b) Thêm vài giọt CuSO4
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Cu bám trên bề mặt lá Fe, cùng tiếp xúc với dung dịch axit, xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa.
Cực âm (Fe): Fe → Fe2+ + 2e
Electron di chuyển từ Fe sang cực dương là Cu, ion H+ nhận electron ở cực dương nên không cản trở sự cho – nhận electron giữa Fe và H+.
Cực dương: 2H+ → H2 – 2e
Do vậy bọt khí thoát ra nhiều, phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn.