X

Giải bài tập Sinh học lớp 11 nâng cao

Trao đổi khí trong hô hấp ở sâu bọ, ở cá, ở chim, ở thú được thực hiện như thế nào


Bài 17: Hô hấp

Bài 2 trang 70 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trao đổi khí trong hô hấp ở sâu bọ, ở cá, ở chim, ở thú được thực hiện như thế nào?

Lời giải:

Trao đổi khí qua mang:

- Mang là cơ quan trao đổi khí của nhiều nhóm động vật sống trong nước như cá, động vật thân mềm.

- Khi hít vào, miệng cá mở ra, thềm miệng hạ xuống, nắp mang phình ra hai bên, diềm nắp mang đóng kín, thể tích xoang miệng tăng, nước từ ngoài trong miệng.

- Khi thở ra, miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang ép vào trong, thể tích giảm, diềm nắp mang mở ra, từ trong xoang miệng đi qua mang ra ngoài.

Trao đổi khí qua ống khí:

Hệ thống ống khí của côn trùng bào gồm các ống khí phân nhánh đến tận từng tế bào, thông với bên ngoài qua lỗ thở. Khí O2 và CO2 được trao đổi trực tiếp giữa tế bào với môi trường không cần cơ quan vận chuyển khí.

- Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co bóp của thành bụng.

Trao đổi khí qua phối ở chim và thú:

- Ở chim:

   + Khi hít vào các túi khí giãn ra, khí giàu O2 đi vào các túi khí sau và vào phổi, khí giàu CO2 đi vào túi khí trước.

   + Khi thở ra các túi khí xẹp lại, khí giàu O2 đi từ túi khí phía sau vào phổi, khí giàu CO2 từ túi khí trước theo ống dẫn khí ra ngoài.

- Ở người: Sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt trao đổi khí ở các phế nang trong phổi. Sự lưu thông khí qua phổi là nhờ co giãn của các cơ thở làm thay đổi thể tích của khoang ngực (ở thú và người).

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Sinh học 11 nâng cao hay khác: