X

Lý thuyết Sinh học lớp 9

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen hay, ngắn gọn


Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen hay, ngắn gọn

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen hay, ngắn gọn nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Sinh 9.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen hay, ngắn gọn

I. ĐỘT BIẾN GEN LÀ GÌ?

- Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit trên ADN.

- Đột biến gen là biến dị di truyền được.

- Các dạng đột biến gen: mất (b), thêm (c) và thay thế (d) 1 cặp nucleotit.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen hay, ngắn gọn

II. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

Do ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN (sao chép nhầm), ADN con sinh ra khác với ADN mẹ.

- Tự nhiên: những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào.

- Nhân tạo: con người gây đột biến bằng các tân vật lý hoặc hóa học (chất độc hóa học, phóng xạ, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn, virut...).

III. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN

- Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen → thường gây biến đổi cấu trúc của protein mà nó mã hóa → dẫn đến biến đổi kiểu hình.

- Đột biến gen tạo ra các gen lặn khi thể đồng hợp hoặc trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp có thể biểu hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa vốn có của cơ thể.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 21: Đột biến gen hay, ngắn gọn

- Đột biến gen đôi khi có lợi cho sinh vật và con người, có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt, chọn giống và tiến hóa.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án hay khác