Tại một điểm M trên đường đi, đồng hồ tốc độ của một chiếc xe máy
Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
C1 (trang 16 sgk Vật Lý 10) Tại một điểm M trên đường đi, đồng hồ tốc độ của một chiếc xe máy chỉ 36 km/h. Tính xem trong khoảng thời gian 0,01 s xe đi được quãng đường bao nhiêu?
Lời giải:
Đồng hồ tốc độ của xe máy chỉ độ lớn của vận tốc tức thời tại điểm M.
Áp dụng: v = ΔS / Δt ⇒ Quãng đường xe đi được trong khoảng thời gian 0,01s là:
ΔS = v.Δt = 10.0,01 = 0,1 (m) (36 km/h = 10 m/s)
C2 (trang 17 sgk Vật Lý 10) Hãy so sánh độ lớn vận tốc tức thời của xe tải và xe con ở Hình 3.1. Mỗi đoạn trên vector vận tốc tương ứng với 10 km/h. Nếu xe con đang đi theo hướng Nam –Bắc thì xe tải đang đi theo hướng nào?
Lời giải:
Vận tốc tức thời của xe tải là: 30 km/h vì vector vận tốc có độ dài bằng 3 đoạn thẳng mà mỗi đoạn ứng với 10km/h và đi theo hướng Tây – Đông
Vận tốc tức thời của xe con là 40 km/h.
C3 (trang 19 sgk Vật Lý 10) Hãy viết công thức tính vận tốc ứng với đồ thị ở hình 3.5
Lời giải:
C4 (trang 19 sgk Vật Lý 10) Hình 3.6 là đồ thị vận tốc – thời gian của một thang máy trong 4 giây đầu kể từ lúc xuất phát. Hãy xác định gia tốc của thang máy trong giây đầu tiên.
Lời giải:
Gia tốc của thang máy trong giây đầu tiên là:
C5 (trang 19 sgk Vật Lý 10) Hãy tính quãng đường mà thang máy đi được trong giây thứ nhất, kể từ lúc xuất phát ở câu 4.
Lời giải:
Quãng đường mà thang máy đi được trong giây thứ nhất kể từ lúc xuất phát ở câu C4 là:
C6 (trang 20 sgk Vật Lý 10) Cho một hòn bi xe đạp lăn xuống một thang máy nghiêng nhẵn, đặt dốc vừa phải. Hãy xây dựng một phương án nghiên cứu xem chuyển động của hòn bi có phải là chuyển động thẳng nhanh dần đều hay không? Chú ý rằng chỉ có thước để đo độ dài và đồng hồ để đo thời gian.
Lời giải:
Từ phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm thả bi và thả bi nhẹ, không vận tốc đầu thì: xo = 0 và vo = 0.
Khi đó:
* Vậy, ta có cách tiến hành thí nghiệm như sau:
+ Chọn gốc tọa độ tại điểm thả lăn bi và thả bi không có vận tốc đầu .
+ Dùng thước đo và ấn định các quãng đường mà bi sẽ lăn hết (t).
+ Dùng đồng hồ đo thời gian bi lăn hết quãng đường đo. (S = x).
+ Xét xem S có tỉ lệ thuận với t2 hay không, nếu có thì bi đã chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C7 (trang 21 sgk Vật Lý 10) Một xe đạp đang đi thẳng với vận tốc 3 m/s bỗng hãm phanh và đi chậm dần đều. Mỗi giây vận tốc giảm 0,1 m/s. Tính quãng đường mà xe đạp đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng hẳn.
Lời giải:
Thời gian kể từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng hẳn là:
quãng đường đi được trong thời gian trên là :
C8 (trang 21 sgk Vật Lý 10) Dùng công thức (3.4) để kiểm tra kết quả thu được của câu C7.
Lời giải:
Ta có: