Giải Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường


Giải Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 11 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Vật Lí 11.

Giải Vật Lí 11 Chương 4: Từ trường

Giải bài tập Vật Lí 11 Bài 19: Từ trường

C1 trang 118 SGK: Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?

A.Sắt non.

B.Đồng ôxít .

C.Sắt ôxít.

D.Mangan ôxít.

Trả lời:

Vật liệu không thể làm nam châm là đồng ôxít.

C2 trang 119 SGK: Một thanh nam châm M được giữ thăng bằng nằm ngang bằng một sợi dây thẳng đứng đi qua trọng tâm của nó (hình 19.2). Người quan sát cầm một thanh nam châm thứ hai, không được đụng vào thanh nam châm M. Hỏi phải đặt thanh nam châm thứ hai như thế nào để cực Bắc của thanh nam châm M:

a) Đi lên?

b) Đi xuống?

c) Chuyển động theo đường tròn trong mặt phẳng nằm ngang?

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Trả lời:

a) Đặt cực bắc (N) của nam châm thứ hai ở phía dưới cực bắc của nam châm M (hay đặt cực nam (S) của nam châm thứ hai ở phía trên cực bắc của nam châm M như hình 19.2a)

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

b) Đặt cực bắc (N) của nam châm thứ hai ở phía trên cực bắc của nam châm M (hay đặt cực nam (S) của nam châm thứ hai ở phía dưới cực bắc của nam châm M như hình 19.2b)

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

c) Đặt nam châm thứ hai trong cùng mặt phẳng của nam châm M sao cho cực N của nam châm thứ hai ở gần nam châm M và dịch chuyển nam châm thứ hai xung quanh dây treo nam châm M.

C3 trang 123 SGK: Xác định chiều dòng điện chạy trong vòng tròn (C) ở hình 19.10. Cho biết chiều đường sức từ hướng từ trong ra ngoài mặt phẳng chứa vòng tròn (C).

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Trả lời:

Áp dụng quy tắc nắm tay phải với chiều đường sức từ hướng từ trong mặt phẳng hướng ra ngoài, ta xác định được chiều dòng điện chạy trong vòng tròn (C) ngược chiều kim đồng hồ.

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Bài 1 (trang 124 SGK Vật Lý 11): Phát biểu định nghĩa từ trường

Lời giải:

Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự tác dụng lực từ lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.

Bài 2 (trang 124 SGK Vật Lý 11): Phát biểu đinh nghĩa đường sức từ

Lời giải:

Đường sức từ là những đường cong vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

Bài 3 (trang 124 SGK Vật Lý 11): So sánh những tính chất của đường sức điện và đường sức từ.

Lời giải:

   + Giống nhau:

- Qua mỗi điểm trong không gian có điện trường ta chỉ vẽ được một đường sức điện. Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường ta chỉ vẽ được một đường sức từ.

- Người ta quy ước: Ở chổ nào có từ trường mạnh (hoặc điện trường mạnh) thì có đường sức vẽ mau (dày hơn), chổ nào có từ trường yếu (hoặc điện trường yếu) thì có đường sức vẽ thưa hơn.

   + Khác nhau:

Đường sức điện Đường sức từ
- Các đường sức điện không khép kín. Bắt đầu từ điện tích dương, kết thúc ở điện tích âm. Trường hợp chỉ có điện tích âm hoặc điện tích dương thì các đường sức từ hoặc bắt đầu hoặc kết thúc ở vô cực. - Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
- Chiều: hướng ra từ vật nhiễm điện dương, hướng vào vật nhiễm điện âm. - Chiều: theo quy tắc vào Nam ra Bắc, quy tắc bàn tay phải.

....................................

....................................

....................................

Giải bài tập Vật Lí 11 Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ

C1 trang 126 SGK: Hãy thiết lập hệ thức F = mgtanα.

Trả lời:

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Khi đoạn dây dẫn cân bằng thì tổng Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11 trực đối với các lực căng của dây treo T ⃗.

Ta có: Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Xét tam giác vuông ΔMIN, ta có:

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Bài 1 (trang 128 SGK Vật Lý 11): Phát biểu các định nghĩa:

a) Từ trường đều.

b) Lực từ.

c) Cảm ứng từ.

Lời giải:

a) Từ trường đều.

- Là từ trường có các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau..

b) Lực từ

• Vecto lực từ F là lực tác dụng nên một dòng điện hay một phần tử dòng điện đặt trong từ trường.

• Vecto lực từ F tác dụng nên phần tử dòng điện I. Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11 khi đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ B ⃗ được xác định:

- Điểm đặt: Tại trung điểm của M1M2

- Phương: vuông góc với l và B.

- Chiều: tuân theo quy tắc bàn tay trái “để bàn tay trái sao cho B hướng vào lòng bàn ta, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều dòng điện Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11 khi đó chiều ngón cái choãi ra chỉ chiều của F”.

- Độ lớn: F = I.B.l.sinα (trong đó α là góc hợp bởi B và l)

c) Cảm ứng từ.

Vectơ cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm – ký hiệu B được xác định bởi

- Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

- Độ lớn: Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

(Trong đó F: độ lớn của lực từ tác dụng nên phần tử dòng điện có độ dài l, cường độ dòng điện I đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó)

- Đơn vị cảm ứng: Tesla (T) (1T = 1N/(A.m))

Bài 2 (trang 128 SGK Vật Lý 11): Phát biểu định nghĩa đơn vị Tesla.

Lời giải:

Tesla là cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường khi đặt một dây dẫn có chiều dài l = 1m vuông góc với B, cho dòng điện 1A chạy qua thì lực từ tác dụng lên dây là 1N.

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Bài 3 (trang 128 SGK Vật Lý 11): So sánh lực điện và lực từ.

Lời giải:

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

....................................

....................................

....................................

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Vật Lí 11 hay khác: