Vật Lí 11 Chương 2 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải Vật Lí 11 Chương 2 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 11 dễ dàng làm bài tập Vật Lí 11 Chương 2.
Giải Vật Lí 11 Chương 2 (sách mới cả ba sách)
Giải Vật Lí 11 Chương 2 Chân trời sáng tạo
Giải Vật Lí 11 Chương 2 Kết nối tri thức
Giải Vật Lí 11 Chương 2 Cánh diều
Lưu trữ: Giải Vật Lí 11 Chương 2: Dòng điện không đổi (sách cũ)
- Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- Bài 8: Điện năng. Công suất điện
- Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
- Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ
- Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch
- Bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa
Giải bài tập Vật Lí 11 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
C1 trang 37 sgk: Nêu một ví dụ về một mạch điện trong đó có cùng dòng điện không đổi chạy qua
Trả lời:
Mạch điện trong đèn pin.
C2 trang 37 sgk: Do cường độ dòng diện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ như thế nào?
Trả lời:
Đo cường độ dòng điện bằng cách sử dụng Ampe kế mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo.
C3 trang 38 sgk: Trong thời gian 2s có một điện lượng 1.5C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.
Trả lời:
Cường độ dòng điện qua đèn:
Đáp số: I= 0,75 A
C4 trang 38 sgk: Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ là 1 A. Tính số êlectron dịch chuyển qua tiết điện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 1 s
Trả lời:
Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn được tính bằng công thức:
→ Số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s là:
Đáp số: n = 6,25.1018 (êlectron)
C5 trang 38 sgk: Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là các vật gì? Các hạt mang điện trong các vật loại này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Vật có dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện (vật dẫn).
Các hạt mang điện trong các vật dẫn là những hạt mang điện tự do có thể dịch chuyển trong vật.
C6 trang 38 sgk: Giữa hai đầu một đoan mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn phải có điều kiện gì để có dòng điện chạy qua chúng?
Trả lời:
Điều kiện để có dòng điện chạy qua đoạn mạch phải có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch hay hai đầu bóng đèn
C7 trang 38 sgk: Hãy kể tên một số nguồn điện thường dùng.
Trả lời:
Tên một số nguồn điện thường dùng là pin, ắc quy, máy phát điện….
C8 trang 39 sgk: Bộ phận nào của mạch điện hình 7.1 tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K?
Trả lời:
Bộ phận tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K là nguồn điện (+ -).
C9 trang 39 sgk: Nếu mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.3 thì số chỉ vôn kế và số vôn ghi trên nguồn điện có mối quan hệ gì? Điều đó cho biết có gì tồn tại giữa hai cực của nguồn điện?
Trả lời:
Số chỉ vôn kế khi này sẽ giống số vôn ghi trên nguồn điện. Điều đó có nghĩa là giữa hai đầu của nguồn điện tồn tại một hiều điện thế, nếu mắc vào đó một bóng đèn thì đèn sẽ sáng.
Bài 1 (trang 44 SGK Vật Lý 11) Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?
Lời giải:
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện.
Bài 2 (trang 44 SGK Vật Lý 11) Bằng những cách nào để biết có một dòng điện chạy qua vật dẫn?
Lời giải:
-Đặt ampe kế nối tiếp với đoạn mạch chứa vật dẫn đó.
-Dựa vào tác dụng nhiệt (vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua), tác dụng từ (làm lệch kim nam châm),…..
Bài 3 (trang 44 SGK Vật Lý 11) Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?
Lời giải:
Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó.
....................................
....................................
....................................
Giải bài tập Vật Lí 11 Bài 8: Điện năng. Công suất điện
C1 trang 46 sgk: Hãy cho biết đơn vị tương ứng của đại lượng có mặt trong công thức A = U.It
Trả lời:
A(J); U(V); I(A); t(s)
C2 trang 46 sgk: Hãy nêu các tác dụng mà dòng điện có thể gây ra :
Trả lời:
Các tác dụng của dòng điện:
*Tác dụng nhiệt (bàn ủi, bếp điện…);
*Tác dụng hóa học (điện phân);
*Tác dụng sinh lý (điện giật, chữa bệnh, châm cứu..);
*Tác dụng từ (làm lệch kim nam châm) là tác dụng cơ bản của dòng điện.
*Tác dụng quang (làm đèn điện phát sáng)
C3 trang 46 sgk: Dụng cụ gì dùng để đo điện năng tiêu thụ? Mỗi số đo của dụng cụ đó có giá trị bao nhiêu jun (J)?
Trả lời:
Dùng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ điện.
Mỗi số đo của công tơ điện là: 1kWh = 1000W x 3600s = 3,6.106J
C4 trang 47 sgk: Hãy cho biết đơn vị tương ứng của các đại lượng tương ứng có mặt trong công thức: P=UI
Trả lời:
P(W);U(V);I(A).
C5 trang 47 sgk: Hãy chứng tỏ rằng, công suất tỏa nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua được tính bằng công thức:
Và hãy cho biết đơn vị đo tương ứng với các đại lượng có mặt trong công thức trên.
Trả lời:
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ đã chuyển hóa thành nhiệt năng (nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn), nên
Trong đó: P(W) ; Q(J) ; t(s) ; R(Ω) ; U(V) ; I(A)
Bài 1 (trang 49 SGK Vật Lý 11): Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực nào thực hiện? Viết công thức tính điện năng tiêu thụ và cong suất điện của một đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua
Lời giải:
Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ được đo bằng công do lực điện trường thực hiện.
Công thức điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A = qU = UIt
Công thức tính công suất điện của đoạn mạch: P = A/t = UI
Bài 2 (trang 49 SGK Vật Lý 11): Hãy nêu tên một dụng cụ hay một thiết bị điện cho mỗi trường hợp dưới đây:
a) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng .
b) Khi hoạt động biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.
c) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
d) Khi hoạt động biến đổi điện năng thành năng lượng hóa học và nhiệt năng.
Lời giải:
a) Bóng đèn dây tóc
b) Bàn là, bếp điện
c) Quạt điện
d) Ắc quy
Bài 3 (trang 49 SGK Vật Lý 11): Công suất tỏa nhiệt của mỗi đoạn mạch là gì và được tính bằng công thức nào?
Lời giải:
Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong khoảng thời gian 1 giây.
P=R.I2
....................................
....................................
....................................