Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng


Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 Trang 76: Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?

Trả lời

Cư dân Phùng Nguyên Cư dân Đông Sơn
Công cụ Đá và đồng (số lượng ít). Đồng thau và sắt.
Phương thức Nông nghiệp trồng lúa nước, làm gốm bằng bàn xoay, sử dụng các nguyên liệu tre, gỗ, xương để làm đồ dùng, biết xe chỉ, dệt vải và chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà.

Nghề nông dùng sức kéo trâu bò.

Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm.

Có sự phân công lao động trong nông nghiệp và TCN.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 Trang 76: Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là gì?

Trả lời

- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội.

   + Có sự phân hoá giàu và nghèo.

   + Sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) thay vào đó các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp.

- Yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra.

=> Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 14 Trang 76: Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Trả lời

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

- Đời sống vật chất: nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Đời sống tinh thần:

   + Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức.

   + Mặc: nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.

   + Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

   + Dần dần hình thành một số tục lệ : cưới xin, ma chay ; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử lớp 10 hay, ngắn gọn khác: