Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 cm, chiết suất n=4/3
Bài 44: Khúc xạ ánh sáng
Bài 5 (trang 218 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 cm, chiết suất n=4/3. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt M cách mặt nước 30 cm, nhìn thẳng góc xuống đáy chậu. Xác định khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước.
Vẽ đường đi của ánh sáng qua quang hệ trên.
Lời giải:
Sơ đồ tạo ảnh:
Từ hình vẽ ta có:
* Đối với cặp lưỡng chất không khí - chất lỏng n:
Xét 2 tam giác vuông MII1 và M’II1 ta có:
II1 = MI.tani1 = M’I.tanr1 (do góc IM’I1 = r1)
Vì ta đang xét góc tới i1 rất nhỏ nên r1 cũng rất nhỏ → tani1 ≈ sini1 và tanr1 ≈ sinr1
Đặt MI = d
(theo định luật khúc xạ tại I1: sini1 = n.sinr1)
* Đối với gương phẳng:
M’J = JM’2 = M’I + IJ = 40 + e = 40 + 20 = 60cm → M’2I = 60 + 20 = 80cm
* Đối với cặp lưỡng chất lỏng n – không khí:
Tương tự ta tìm được II2 = M’2I.tani3 = M’3I.tanr3 (do góc IM’3I2 = r3)
(theo định luật khúc xạ tại I2: n.sini3 = sinr3)
Vậy ảnh cuối cùng cách mặt nước 60 cm.