X

Giải bài tập Vật Lí lớp 11 nâng cao

Giải Vật Lí 11 nâng cao Chương 4: Từ trường


Giải Vật Lí 11 nâng cao Chương 4: Từ trường

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vật Lí 11 nâng cao Chương 4: Từ trường hay, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Vật Lí lớp 11 nâng cao giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Vật Lí 11.

Giải Vật Lí 11 nâng cao Chương 4: Từ trường

Giải Vật Lí 11 nâng cao Bài 26: Từ trường

Câu c1 (trang 137 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy chỉ ra các cực của các nam châm trong hình 26.4. SGK

Để học tốt Vật Lý 11 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 11 nâng cao

Lời giải:

Vì hai nam châm đẩy nhau, nên mặt đối diện của chúng phải là các cực cùng tên. Nếu mặt hướng lên của nam châm lớn là cực Bắc, thì mặt dưới của nam châm nhỏ là cực Bắc và ngược lại

Câu c2 (trang 137 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Coi kim nam châm trong các thí nghiệm ở hình 26.1, 26.1 là nam châm thử. Hãy nói rõ phương và chiều của vecto cảm ứng từ B tại điểm đặt kim nam châm ở các hình đó.

Để học tốt Vật Lý 11 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 11 nâng cao Để học tốt Vật Lý 11 nâng cao | Giải bài tập Vật Lý 11 nâng cao

Lời giải:

* Phương và chiều của vecto cảm ứng từ B tại điểm đặt kim nam châm thử. Trùng với phương của kim nam châm thử, có chiều đi vào cực Nam và đi ra cực Bắc của nam châm thử. Do đó:

+ Trong hình 26.1a, phương và chiều của vecto cảm ứng từ B là hướng Đông Bắc

+ Trong hình 26.1b, phương và chiều của vecto cảm ứng từ Blà hướng Tây Bắc

+ Trong hình 26.2, phương và chiều của vecto cảm ứng từ B là hướng chính Đông.

Câu c3 (trang 139 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Có thể coi các “đường mạt sắt” trong từ phổ ở hình 26.6.SGK là các đường sức từ có được không ?

Lời giải:

Có thể coi các “đường mạt sắt” trong từ phổ ở hình 26.6 SGK là các đường sức từ.

Câu 1 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu một thí nghiệm chứng tỏ rằng gần dòng điện có từ trường.

Lời giải:

Đặt một kim nam châm thử gần với dòng điện trên. Ta thấy kim nam châm thử lệch so với hướng Bắc – Nam ban đầu của kim. Chứng tỏ xung quanh dòng điện có một từ trường

Câu 2 (trang140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu các đặc tính cơ bản của từ trường

Lời giải:

Tính chất cơ bản của từ trường là nó gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.

Câu 3 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy trình bày cách tạo ra từ phổ?

Lời giải:

Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ

Câu 4 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Đường sức từ là gì? Độ mau hay thưa của các đường sức từ tại một nơi có liên hệ như thế nào với cảm ứng từ tại nơi đó?

Lời giải:

• Đường sức từ là các đường cong được vẽ trong từ trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào cũng trùng với hướng của vecto cảm ứng từ tại điểm đó.

• Trong từ trường, nơi nào đường sức từ càng mau thì cảm ứng từ tại đó càng mạnh và ngược lại

Câu 5 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy nêu tính chất của các đường sức từ

Lời giải:

Tại mỗi điểm trong từ trường, có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi. Các đường sức từ là những đường cong kín xuất phát ở cực Bắc và kết thúc ở cực Nam. Các đường sức từ không cắt nhau.

Câu 6 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Từ trường đều là gì? Khi vẽ các đường sức của từ trường đều có gì cần chú ý?

Lời giải:

. Một từ trường mà vecto cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau, được gọi là từ trường đều.

. Khi vẽ các đường sức của từ trường đều cần chú ý là phải vẽ các đường song song và cách đều nhau.

Bài 1 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Chọn câu sai.

A. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện gọi là tương tác từ

B. Cảm ứng từ đặc trương cho từ trường về mặt gây ra lực từ

C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường

D. Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường

Lời giải:

Xung quanh một điện tích đứng yên chỉ có điện trường, không có từ trường => câu sai C.

Đáp án: C

Bài 2 (trang 140 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy chỉ ra đúng, sai trong các câu sau.

Đúng Sai
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng các đường sức từ
B. Các đường sức của từ trường đều có thể là các đường cong cách đều nhau.
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín
D. Một hạt điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của điện tích chính là đường sức từ của từ trường đó.

Lời giải:

Đúng Sai
A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng các đường sức từ X
B. Các đường sức của từ trường đều có thể là các đường cong cách đều nhau. X
C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín X
D. Một hạt điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của điện tích chính là đường sức từ của từ trường đó. X

Xem thêm các bài giải bài tập sgk Vật Lí 11 nâng cao hay khác: