X

Giải sách bài tập Công nghệ lớp 8

Giải SBT Công nghệ lớp 8 Bài 14: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản


Giải SBT Công nghệ lớp 8 Bài 14: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản

Với Giải Sách bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 14: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản hay nhất, chi tiết sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập về nhà trong sách bài tập môn Công nghệ lớp 8.

Giải SBT Công nghệ lớp 8 Bài 14: Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ lắp đơn giản

Bài 14.1 trang 19 Sách bài tập Công nghệ lớp 8:

Bài 14.1 trang 19 Sách bài tập Công nghệ lớp 8 | Giải sách bài tập Công nghệ 8 hay nhất tại VietJack

Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc (hình 14.1) và xem hình 14.2 để trả lời các câu hỏi sau:

Hình cắt ở hình chiếu đứng là hình chiếu gì? Chúng thể hiện bộ phận nào của chi tiết nào?

Các đường tròn ở hình chiếu cạnh thể hiện bộ phận nào của chi tiết nào?

Kích thước Ø75 và Ø60 là kích thước của chi tiết nào?

Bộ ròng rọc dùng để làm gì? Hoạt động như thế nào?

Lời giải:

Hình cắt ở hình chiếu đứng là hai hình cắt riêng phần. Hình cắt riêng phần ở trên thể hiện móc treo(3) lắp ghép với giá(4). Hình cắt ở bên phải bánh ròng rọc(1) thể hiện trục(2) lắp ghép với bánh ròng rọc và móc treo(4).

Đường tròn Ø75 là đường tròn lớn của bánh ròng rọc(1).

-Đường tròn khuất Ø60 là đường tròn của đáy rãnh ròng rọc.

-Hai đường tròn tiếp theo là hai đường tròn của gờ ròng rọc.

-Đường tròn nhỏ ở giữa là đường tròn đầu tán của trục(2) và đường tròn khuất ở trong cùng là đường tròn của thân trục(2).

c) Ø75 là đường kích của ròng rọc và Ø60 là đường kính của đáy rãnh ròng rọc.

d) Bộ ròng rọc dùng để nâng kéo tải trọng (vật nặng) từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn.

Để nâng vật nặng bằng bộ ròng rọc, người ta móc một đầu dây vào vật nặng, rồi luồn dây qua rãnh của ròng rọc. Bộ ròng rọc được đặt trên cao ở vị trí thích hợp; Khi kéo, dây chuyển động quanh rãnh ròng rọc, còn ròng rọc quay quanh trục(2) và vật nặng được nâng lên.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Công nghệ lớp 8 hay khác: