Quan sát hình 26.2 về mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt
Bài 26: Mối ghép tháo được
Bài 26.4 trang 53 Sách bài tập Công nghệ lớp 8: Quan sát hình 26.2 về mối ghép bằng then, mối ghép bằng chốt và trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Then và chốt là chi tiết số mấy trong hình a và hình b?
-Hình a: then là chi tiết số…………………………………….
-Hình b: chốt là chi tiết số…………………………………….
Câu 2: Nam nói về mối ghép bằng then và mối ghép bằng chốt như sau:
-Để ghép hai vật có mối ghép then thì trên hai vật phải có rãnh then, then là vật trung gian nằm vừa vặt tại rãnh then. Mối ghép bằng then có cấu tạo phức tạp, khó tháo lắp, khẳ năng chịu lực kém. Mối ghép bằng then thường được sử dụng để chuyển động quay.
-Mối ghép bằng chốt là việc sử dụng chốt là chi tiết hình hộp chữ nhật đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. Mối ghép bằng chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, chịu lực kém thường được dùng để tăng chuyền động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để chuyền lực theo phương đó.
Hãy gạch chân những chỗ Nam nói chưa đúng về mối ghép băng then, mối ghép bằng chốt và sửa lại cho đúng.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Lời giải:
Câu 1: Hình a: then là chi tiết sô 3
Hình b: Chốt là chi tiết số 5
Câu 2 : Đáp án :
-Để ghép hai vật có mối ghép then thì trên hai vật phải có rãnh then, then là vật trung gian nằm vừa vặt tại rãnh then. Mối ghép bằng then có cấu tạo phức tạp, khó tháo lắp, khẳ năng chịu lực kém. Mối ghép bằng then thường được sử dụng để chuyển động quay.
-Mối ghép bằng chốt là việc sử dụng chốt là chi tiết hình hộp chữ nhật đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết được ghép. Mối ghép bằng chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, chịu lực kém thường được dùng để tăng chuyền động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để chuyền lực theo phương đó.
Sửa ‘Mối ghép bằng then có cấu tạo phức tạp, khó tháo lắp’ thành ‘mối ghép bằng then có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp’( hoặc phức tạp thành đơn giản, khó thành dễ)
Sửa ‘Tăng chuyển động tương đối’ thành ‘hãm chuyển động tương đối’ (hoặc từ tăng thành hãm)