Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức. Cho 20,3 g A tác dụng với natri (lấy dư) thu được 5,04 lít H2
Bài 40: Ancol
Giải bài 14 trang 64 SBT Hóa 11 Bài 40: Ancol giúp học sinh biết cách làm bài tập trong SBT Hóa 11.
Bài 40.14 trang 64 Sách bài tập Hóa học 11: Hỗn hợp A chứa glixerol và một ancol đơn chức. Cho 20,3 g A tác dụng với natri (lấy dư) thu được 5,04 lít H2 (đktc). Mặt khác 8,12 g A hoà tan vừa hết 1,96 g Cu(OH)2.
Xác định công thức phân tử, các công thức cấu tạo có thể có, tên và phần trăm về khối lượng của ancol đơn chức trong hỗn hợp A.
Lời giải:
Khi 8,12 g A tác dụng với Cu(OH)2 chỉ có 1 phản ứng hoá học :
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng(II) glixerat) + 2H2O
Số mol glixerol trong 8,12 g A = 2.số mol Cu(OH)2
Số mol glixerol trong 20,3 g A là:
Khối lượng glixerol trong 20,3 g A là: 0,1.92 = 9,2 (g).
Khối lượng R-OH trong 20,3 g A là: 20,3 - 9,2 = 11,1 (g).
Khi 20,3 g A tác dụng với Na có 2 phản ứng hoá học
2C3H5(OH)3 + 6Na → 2C3H5(ONa)3 + 3H2↑
0,1 mol 0,15mol
2R-OH + 2Na → 2R-ONa + H2↑
x mol 0,5x mol
Số mol H2 = 0,15 + 0,5x = 0,225(mol) ⇒ x = 0,15
Khối lượng 1 mol R-OH :
R-OH = 74 ⇒ R = 74 - 17 = 57; R là −C4H9
CTPT: C4H10O
Các CTCT và tên :
CH3−CH2−CH2−CH2−OH ( butan-1-ol )
(butan-2-ol)
(2-metylpropan-1-ol)
(2-metylpropan-2-ol)