Bài 6.6, 6.7, 6.8 trang 9 SBT Hóa học 8
Bài 6.6, 6.7, 6.8 trang 9 SBT Hóa học 8
Bài 6.6 trang 9 sách bài tập Hóa 8: Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 6.5.
Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ?
Lời giải:
a) Khi ozon (O3) : 3.16 = 48đvC.
b) Axit photphoric (H3PO4): 1.3 + 31 + 16.4 = 98đvC.
c) Natri cacbonat (Na2CO3): 2.23 + 12 +16.3 = 106 đvC.
d) Khí flo (F2) : 2.19 = 38đvC.
e) Rượu etylic (C2H5OH): 2.12 + 1.6 + 16 = 46 đvC.
f) Đường (C12H22O11) : 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342đvC.
Phân tử đường nặng nhất, phân tử flo nhẹ nhất.
Bài 6.7 trang 9 sách bài tập Hóa 8: a) Khi hòa tan đường vào nước, vì sao không nhìn thấy đường nữa?
b) Hỗn hợp nước đường gồm mấy loại phân tử?
Lời giải:
a) Khi tan trong nước, đường bị chia nhỏ thành phân tử và trộn lẫn với phân tử nước.
b) Hỗn hợp nước đường gồm 2 loại phân tử là phân tử nước và phân tử đường .
Bài 6.8 trang 9 sách bài tập Hóa 8: a) Số phân tử trong 1 kg nước lỏng có nhiều hơn hay bằng số phân tử trong 1 kg hơi nước ?
b,Khi đun nóng nước lỏng quan sát kĩ ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít.
Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra.
Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra.
Bạn nào đúng?
Lời giải:
a) Số phân tử trong 1 kg nước lỏng bằng số phân tử có trong 1 kg hơi nước.
b) Bạn thứ 2 đúng. Khi đun nóng các phân tử chuyển động nhanh hơn về nhiều phía do đó khoảng cách giữa các phân tử giãn ra nên thể tích tăng lên 1 chút.