Bài 1, 2, 3 trang 5 SBT Toán 9 Tập 2
Bài 1, 2, 3 trang 5 SBT Toán 9 Tập 2
Bài 1 trang 5 Sách bài tập Toán 9 Tập 2: Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của những phương trình nào?
Lời giải:
Bài 2 trang 5 Sách bài tập Toán 9 Tập 2: Viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của mỗi phương trình sau:
a. 2x – y = 3; b. x + 2y = 4;
c. 3x – 2y = 6; d. 2x + 3y = 5;
e. 0x + 5y = -10; f. -4x + 0y = -12.
Lời giải:
a. 2x – y = 3 ⇔ y = 2x – 3
Công thức nghiệm tổng quát (x ∈ R; y = 2x – 3}
b. x + 2y = 4 ⇔ 2y = -x + 4 ⇔y = -1/2x + 2
Công thức nghiệm tổng quát (x ∈ R; y = -1/2x + 2)
c. 3x – 2y = 6 ⇔ 2y = 3x – 6 ⇔y = 3/2x - 3
Công thức nghiệm tổng quát (x ∈ R; y = 3/2x - 3)
d. 2x + 3y = 5 ⇔ 3y = -2x + 5 ⇔y = -2/3x +5/3
Công thức nghiệm tổng quát (x ∈ R; y = -2/3x +5/3)
e. 0x + 5y = -10 ⇔ 5y = -10 ⇔ y = -2
Công thức nghiệm tổng quát (x ∈ R; y = -2)
f. -4x + 0y = -12 ⇔ -4x = -12 ⇔ x = 3
Công thức nghiệm tổng quát (x = 3; y ∈ R).
Bài 3 trang 5 Sách bài tập Toán 9 Tập 2: Trong mỗi trường hợp sau, hãy tìm giá trị của m để:
a. Điểm M(1; 0) thuộc đường thẳng mx – 5y = 7;
b. Điểm N(0; -3) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21;
c. Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng mx + 2y = -1;
d. Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng 3x – my = 6;
e. Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx – 0y = 17,5;
f. Điểm S(4; 0,3) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5;
g. Điểm A(2; -3) thuộc đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m +1.
Lời giải:
a. Điểm M(1; 0) thuộc đường thẳng mx – 5y = 7 nên tọa độ của M phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: m.1 – 5.0 = 7 ⇔ m = 7
Vậy với m = 7 thì đường thẳng mx – 5y = 7 đi qua M(1; 0)
b. Điểm N(0; -3) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21 nên tọa độ của N phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: 2,5.0 + m(-3) = -21 ⇔ m = 7
Vậy với m = 7 thì đường thẳng 2,5x + my = -21 đi qua N(0; -3)
c. Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng mx + 2y = -1 nên tọa độ của P phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: m.5 + 2.(3) = -1 ⇔ m = 1
Vậy với m = 1 thì đường thẳng mx + 2y = -1 đi qua P(5; -3)
d. Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng 3x – my = 6 nên tọa độ của P phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: 3.5 – m.(-3) = 6 ⇔ m = -3
Vậy với m = -3 thì đường thẳng 3x – my = 6 đi qua P(5; -3)
e. Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx – 0y = 17,5 nên tọa độ của Q phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: m.0,5 + 0.(-3) = 17,5 ⇔ m = 35
Vậy với m = 35 thì đường thẳng mx – 0y = 17,5 đi qua Q(0,5; -3)
f. Điểm S(4; 0,3) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5 nên tọa độ của S phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó: 0.4 + m.0,3 = 1,5 ⇔ m = 5
Vậy với m = 5 thì đường thẳng mx + my = 1,5 đi qua S(4; 0,3)
g. Điểm A(2; -3) thuộc đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m +1 nên tọa độ của A phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Khi đó ta có: (m – 1).2 + (m + 1).(-3) = 2m + 1
⇔ 2m – 2 – 3m – 3 = 2m + 1 ⇔ 3m + 6 = 0 ⇔ m = -2
Vậy với m = -2 thì đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m + 1 đi qua A(2; -3).