Bài 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6, 15.7 trang 43 SBT Vật Lí 8
Bài 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6, 15.7 trang 43 SBT Vật Lí 8
Bài 15.1 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Hai bạn Long và Nam thi kéo nước giếng lên. Long kéo gàu nước nặng gấp đôi gàu nước của Nam. Thời gian kéo nước lên của Nam lại chỉ bằng nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam. Câu trả lời nào là đúng?
A. Công suất của Long lớn hơn vì gàu nước của Long nặng gấp đôi.
B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long.
C. Công suất của Nam và Long là như nhau.
D. Không thể so sánh được.
Lời giải:
Chọn C
Vì gàu nước của Long nặng gấp đôi gàu nước của Nam mà thời gian kéo gàu nước của Nam bằng một nửa thời gian của Long nên công suất của Nam và Long là như nhau.
Bài 15.2 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong hai giờ người đó bước đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.
Lời giải:
Ta có: công mà người đó thực hiện được là: A=10000 × 40J= 400000J
Thời gian người đó thực hiện công là:t = 2 × 3600 = 7200s
Công suất của một người đi bộ là: P= A/t = 400000/720 = 55.55 W
Bài 15.3 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Hãy cho biết công suất của những loại động cơ ô tô mà em biết. Tính công của một trong các động cơ ô tô đó khi nó làm việc hết công suất trong thời gian 2 giờ.
Lời giải:
Giả sử công suất của động cơ ô tô là P.
Thời gian làm việc t= 2h= 7200s.
Công của động cơ là A= P × t= 7200P (J).
Bài 15.4 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120 m3/ phút ( khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3)
Lời giải:
Ta có khối lượng riêng của 1m3 nước là: m = D x V = 1000 x 1 = 1000
Trọng lượng của 1m3 nước là P= 10 x m = 10 x 1000= 10000N.
Trong thời gian t = 1 phút = 60s, có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới.
Công thực hiện được trong thời gian đó là:
A = 120 × 10000N × 25m = 30.000.000J
Công suất của dòng nước là:
P = A / t = 30000000/60 = 500.000J/s = 500.000W = 500KW
Bài 15.5 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m, có một thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10, nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút. Tính:
a) Công suất tối thiếu của động cơ thanh máy phải là bao nhiêu?
b) Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng giá 1kWh điện là 800 đồng. Hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao nhiêu? (1kWh = 3 600 000J)
Lời giải:
Để lên tầng thứ 10, thang máy phải vượt qua 9 tầng. Như vậy phải lên cao một độ cao h= 9× 3,4 = 30,6m.
Khối lượng của 20 người là: 50 × 20 = 1000kg.
Trọng lượng của 20 người là P = 10 x m = 10 x 1000 = 10000N.
Vậy công phải tiêu tốn cho mỗi lần thang lên tối thiếu là:
A = P × h = 10000 × 30,6 = 306000J
Đổi ra kWh: A = (306000.2)/3600000 = 0,17kWh
Số tiền chi phí cho mỗi lần thang máy đi lên:
T = 0,17 × 800 = 136 (đồng)
Bài 15.6 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Lời giải:
Ta có: 4,5km = 4500m; 1/2h = 1800s
Công của con ngựa là: A = F.s = 80N.4500m = 360000J
Công suất trung bình của con ngựa là: P = A/t = 360000/1800 = 200W.
Bài 15.7 (trang 43 Sách bài tập Vật Lí 8): Trên một máy kéo có ghi: công suất 10CV ( mã lực). Nếu coi 1CV= 736W thì điều ghi trên máy có ý nghĩa là
A. Máy kéo có thể thực hiện công 7 360 kW trong 1 giờ
B. Máy kéo có thể thực hiện công 7 360 kW trong 1 giây
C. Máy kéo có thể thực hiện công 7 360 kJ trong 1 giờ
D. Máy kéo có thể thực hiện công 7 360 J trong 1 giây
Lời giải:
Chọn D
Điều ghi trên máy có ý nghĩa máy kéo có thể thực hiện công 7 360 J trong 1 giây.