Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 trang 20 SBT Vật Lí 8


Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 trang 20 SBT Vật Lí 8

Bài 6.1 (trang 20 Sách bài tập Vật Lí 8): Trong các trường nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.

C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Lời giải:

Chọn C

Vì lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn là lực đàn hồi của lò xo chứ không phải lực ma sát.

Bài 6.2 (trang 20 Sách bài tập Vật Lí 8): Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát?

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Lời giải:

Chọn C

Cách làm giảm lực ma sát là tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

Bài 6.3 (trang 20 Sách bài tập Vật Lí 8): Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.

Lời giải:

Chọn D

Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia.

Bài 6.4 (trang 20 Sách bài tập Vật Lí 8): Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N.

a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản không khí).

b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?

c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?

Lời giải:

a) Ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát.

Vậy: Fms = Fkéo = 800N.

b) Lực kéo tăng ( Fk > Fms), ô tô chuyển động nhanh dần.

c) Lực kéo giảm (Fk < Fms), ô tô chuyển động chậm dần.

Bài 6.5 (trang 20 Sách bài tập Vật Lí 8): Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10000N, nhưng khi chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N.

a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần trọng lượng của đoàn tàu?

b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì? Tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành.

Lời giải:

a) Khi bánh tàu lăn đều trên đường sắt thì lực kéo cân bằng lực cản nên lực ma sát bằng 5.000N.

So với trọng lượng đầu tàu thì lực ma sát bằng:

5000/(10000x10)=0,05 (lần)

b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của các lực: lực hút của Trái Đất, lực cản của không khí, lực kéo của các toa tàu.

Độ lớn lực làm tàu chạy nhanh dần khi khởi hành là:

Fk – Fms = 10000 – 5000 = 5000N.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.