Bài 7.12, 7.13, 7.14, 7.15, 7.16 trang 25 SBT Vật Lí 8
Bài 7.12, 7.13, 7.14, 7.15, 7.16 trang 25 SBT Vật Lí 8
Bài 7.12 (trang 25 Sách bài tập Vật Lí 8): Người ta dùng một cái đột để đục lỗ trên một tấm tôn. Nếu diện tích của mũi đột là 0,4 mm2, áp lực búa tác dụng tác dụng vào đột là 60N, thì áp suất do mũi đột tác dụng lên tấm tôn là
A. 15N/m2
B. 15.107 N/m2
C. 15.103 N/m2
D. 15.104 N/m2.
Lời giải:
Bài 7.13 (trang 25 Sách bài tập Vật Lí 8): Áp suất ở tâm Trái Đất có trị số vào khoảng 4.1011 Pa. Để có áp suất này trên mặt đất phải đặt một vật có khối lượng bằng bao nhiêu lên một mặt nằm ngang có diện tích 1m2.
Lời giải:
Áp lực ở tâm Trái Đất bằng trọng lượng của vật nên ta có:
F= p x S = 4.1011 x 1N = P;
Khối lượng của vật là: P = 10 x m ⇔ m = P/10 = 4.1010 kgm = 4.1010kg.
Bài 7.14 (trang 25 Sách bài tập Vật Lí 8): Tại sao khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi?
Lời giải:
Khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để tăng diện tích tiếp xúc, làm giảm áp suất lên đường nên khi đi không bị lún.
Bài 7.15 (trang 25 Sách bài tập Vật Lí 8): Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn?
Lời giải:
- Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, do đó dễ dàng xuyên qua vải.
- Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy.
Bài 7.16 (trang 25 Sách bài tập Vật Lí 8): Một vật có khối lượng 0,84 kg, có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7 cm. Lần lượt đặt ba mặt của vật này lên mặt sàn nằm ngang. Hãy tính áp lực và áp suất vật tác dụng lên mặt sàn trong từng trường hợp và nhận xét về các kết quả tính được.
Lời giải:
Nhận xét: Áp lực do vật tác dụng lên sàn trong cả ba trường hợp đều như nhau nhưng áp suất trong các trường hợp khác nhau.