Bài 25.15, 25.16, 25.17, 25.18 trang 70 SBT Vật Lí 8


Bài 25.15, 25.16, 25.17, 25.18 trang 70 SBT Vật Lí 8

Bài 25.15 (trang 70 Sách bài tập Vật Lí 8): Một chiếc thìa bằng đồng và một chiếc thìa bằng nhôm có khối lượng và nhiệt độ ban đầu bằng nhau, được nhúng chìn vào cùng một cốc đựng nước nóng. Hỏi:

a) Nhiệt độ cuối cùng của hai thìa có bằng nhau không? Tại sao?

b) Nhiệt lượng mà hai thìa thu được từ nước có bằng nhau không? Tại sao?

Lời giải:

a) Nhiệt độ cuối cùng là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Do đó nhiệt độ cuối cùng của hai thìa bằng nhau.

b) Nhiệt lượng hai thìa thu được từ nước không bằng nhau, vì độ tăng nhiệt độ của hai thìa giống nhau nhưng nhiệt dung riêng của đồng và nhôm khác nhau.

Bài 25.16 (trang 70 Sách bài tập Vật Lí 8): Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240 g nước ở nhiệt độ 8,4oC. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 192g được làm nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 21,5oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K; của nước là 4200 J/kg.K

Tính nhiệt dung riêng của hợp kim. Hợp kim đó có phải là hợp kim của đồng và sắt không? Tại sao?

Lời giải:

Bài 25.15, 25.16, 25.17, 25.18 trang 70 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Bài 25.17 (trang 70 Sách bài tập Vật Lí 8): Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm khối lượng 50 g ở nhiệt độ 136oC vào một nhiệt lượng kế chứa 50 g nước ở 14oC. Biết nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18oC và muốn cho nhiệt lượng kế nóng thêm lên 1oC thì cần 65,1J; nhiệt dung riêng của kẽm là 210J/kg.K, của chì là 130J/kg.K, của nước là 4200J/kg.J. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm trong hợp kim?

Lời giải:

Tóm tắt

t1 = 136oC

c1 = 130J/kg.K

t2 = 136oC

c2 = 210J/kg.K

c3 = 4200J/kg.K

t3 = 14oC

t = 18oC

Tìm m1, m2= ?

Bài giải

Gọi m1 là khối lượng của chì, m2 là khối lượng của kẽm, m là khối lượng của hợp kim:

m = m1 + m2 = 0,05kg (1)

Nhiệt lượng chì và kẽm tỏa ra:

Q1 = m1c1(136 – 18) = 15340m1

Q2 = m2c2(136 – 18) = 24780m2

Nhiệt lượng nước thu vào:

Q3 = m3c3(18 – 14 )= 810J

Nhiệt lượng kế thu vào:

Q4 = 65,1.(18 – 14 )= 260,4J

Ta có: Q3 + Q4 = Q1 + Q2

⇔ 15340m1 + 24780m2 = 1100,4 (2)

Giải hệ phương trình (1) và (2), ta được:

m1 = 0,015kg và m2= 0,035kg

Vậy khối lượng chì là 15 gam và khối lượng kẽm là 35 gam

Bài 25.18 (trang 70 Sách bài tập Vật Lí 8): Người ta muốn có 16 lít nước ở nhiệt độ 40oC. Hỏi phải pha bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 20oC với bao nhiêu lít nước đang sôi?

Lời giải:

Nhiệt lượng do nước lạnh thu vào: Q1 = m1c1(40 – 20)

Nhiệt lượng do nước nóng tỏa ra: Q2 = m2c2(100 – 40 )

Do Q1 = Q2 ⇔ 20m1 = 60m2 (1)

Mặt khác: m1 + m2 = 16kg (2)

Giải (1) và (2), ta được, m1 = 12kg; m2 = 4kg

và V1 = 12 lít và V2 = 4 lít.

Vậy phải pha 12 lít nước ở nhiệt độ 20oC và 4 lít ở nhiệt độ 100oC.

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.