Bài 9.8, 9.9, 9.10, 9.11, 9.12 trang 31 SBT Vật Lí 8
Bài 9.8, 9.9, 9.10, 9.11, 9.12 trang 31 SBT Vật Lí 8
Bài 9.8 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8): Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?
A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút.
B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô – ri –xe – li
C. Khi được bơm, lốp xe căng lên.
D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.
Lời giải:
Chọn C
Vì khi lốp xe căng lên áp suất bên trong của lốp xe bằng áp suất bên ngoài cộng với độ đàn hồi của lốp nên không so áp suất khí quyển gây nên.
Bài 9.9 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8): Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?
A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm.
C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
D. Vì cả ba lí do kể trên.
Lời giải:
Chọn B
Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm.
Bài 9.10 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8): Trên mặt một hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8 cmHg.
a) Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.103 N/m3.
b) Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5 m. Lấy trọng lượng riêng của nước là 10.103 N/m3. Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg?
Lời giải:
a) Áp suất khí quyển ra đơn vị Pa là: ρkq = dr × hr = 136.103 × 0,758 = 103088Pa.
b) Áp suất do nước gây ra ở độ sâu 5m là:
ρ = d × h= 10× 103 × 5 = 50000N/m2.
Áp suất do cả nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m là:
ρ = 50000 + 103088 = 153088N/m2 = 112,6cmHg.
Bài 9.11 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8): Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy: ở chân núi áp kế chỉ 75 cmHg; ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu coi trọng lượng riêng của không khí không thay đổi và có độ lớn là 12,5 N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?
Lời giải:
- Áp suất ở độ cao h1 và h2 tương ứng là: 102000N/m2 và 97240 N/m2.
- Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao: 102000 – 97240 = 4760N/m2.
Vậy: h2 – h1 = 4760/12.5 = 380,8m
Bài 9.12 (trang 31 Sách bài tập Vật Lí 8): Một bình cầu được nối với một ống chữ U có chứa thủy ngân (H.9.2).
a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn hay nhỏ hơn áp suất khí quyển?
b) Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4 cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000N/m2
Lời giải:
a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn áp suất của khí quyển.
b) Nếu độ chênh lệch giữa hai mực thủy ngân trong ống chữ U là 4 cm thì độ chênh lệch giữa áp suất không khí trong bình cầu và áp suất khí quyển là:
P = 0,04 x 136000= 5440N/m2 = 5440Pa.