Bài 16.8, 16.9, 16.10 trang 46 SBT Vật Lí 8


Bài 16.8, 16.9, 16.10 trang 46 SBT Vật Lí 8

Bài 16.8 (trang 46 Sách bài tập Vật Lí 8): Một vật được ném lên phương xiên góc với phương nằng ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (H.16.1). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng?

A. Vị trí A

B. Vị trí B

C. Vị trí C

D. Vị trí D.

Bài 16.8, 16.9, 16.10 trang 46 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Lời giải:

Chọn D

Vì tại vị trí D vật chạm đất thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.

Bài 16.9 (trang 46 Sách bài tập Vật Lí 8): Một vật nặng được móc vào một đầu lo xo treo như hình 16.2, cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào?

A. Động năng và thế năng hấp dẫn.

B. Chỉ có thế năng hấp dẫn.

C. Chỉ có thế năng đàn hồi.

D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hổi.

Bài 16.8, 16.9, 16.10 trang 46 SBT Vật Lí 8 | Giải sách bài tập Vật Lí lớp 8

Lời giải:

Chọn D

Vì khi ở trạng thái cân bằng hệ vật ở một độ cao so với mặt đất nên hệ vật có thế năng hấp dẫn và tại đó lò xo cũng bị biến dạng nên cả hệ vật cũng có cả thế năng đàn hồi.

Bài 16.10 (trang 46 Sách bài tập Vật Lí 8): Một vật có khối lượng m được nâng lên độ cao h rồi thả rơi.

a) Tính công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất.

b) Lập công thức tính thế năng của vật ở độ cao h.

Lời giải:

a) Công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm mặt đất là: A = P × h = 10m × h

b) Công thức tính thế năng của vật ở độ cao h: Wt = P × h = 10m × h

Xem thêm các bài Giải sách bài tập Vật Lí 8 khác:

Mục lục Giải sách bài tập Vật Lí 8:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.