Tập bản đồ Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19
Tập bản đồ Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19
Bài 1 trang 43 Tập bản đồ Lịch Sử 8: Dựa vào nội dung trong SGK và lược đồ dưới đây, em hãy trình bày tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Yên Thế theo dàn ý sau:
+) Khởi nghĩa nổ ra ở đâu (huyện? tỉnh?) và phạm vi của cuộc khởi nghĩa:
Trả lời:
Nổ ra ở Yên Thế, phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, khoảng 40 -50 km2 .
+) Cuộc khởi nghĩa được chia ra làm mấy giai đoạn (thời gian của từng giai đoạn):
Trả lời:
Khởi nghĩa chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 (1884 – 1892); giai đoạn 2 (1893 – 1908); giai đoạn 3 (1909 – 1913).
+) Em hãy kể tên các căn cứ lớn và một số trận thắng của nghĩa quân:
Trả lời:
- Căn cứ lớn: Phồn Xương, Hố Chuối.
- Trận đánh lớn: Phổ Yên, Tiên La, Đức Liên, Sơn Qua, Phù Khê, Quế Nham.
Bài 2 trang 44 Tập bản đồ Lịch Sử 8: Dựa vào nội dung trong SGK và lược đồ hình dưới đây, em hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi (địa bàn hoạt động, tên người lãnh đạo).
Trả lời:
- Ở miền Trung, tiêu biểu có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước lãnh đạo.
- ở vùng Tây Bắc, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp lãnh đạo.