Vở bài tập Đạo đức lớp 5 - Giải vở bài tập Đạo đức 5 hay nhất


Vở bài tập Đạo đức lớp 5 - Giải vở bài tập Đạo đức 5 hay nhất

Loạt bài Giải vở bài tập Đạo đức lớp 5 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Đạo đức 5 giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi để học tốt môn Đạo đức 5 hơn.

Vở bài tập Đạo đức lớp 5 - Giải vở bài tập Đạo đức 5 hay nhất

Giải vở bài tập Đạo đức 5 Bài 1: Em là học sinh lớp 5

Bài 1 trang 3 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Hãy quan sát và ghi vào dưới mỗi tranh những việc mà các bạn học sinh lớp 5 trong tranh đang thực hiện.

Trả lời:

Giải vở bài tập Đạo Đức 5 | Vở bài tập Đạo Đức lớp 5

Bài 2 trang 4 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Hãy ghi cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống dưới đây vào chỗ chấm

   a) Em nhìn thấy một học sinh lớp dưới vứt rác ra sân trường.

   b) Em thấy mấy học sinh lớp dưới đánh nhau.

   c) Trên đường đi học, em thấy một em bé bị ngã.

   d) Giờ ra chơi, em nhìn thấy mấy em học sinh lớp dưới hái hoa ở vườn trường để nghịch.

   đ) Em thấy có bạn quên không khóa vòi nước trong nhà vệ sinh, để nước chảy lênh láng.

   e) Em thấy mấy em học sinh nhỏ đang dùng phấn vẽ bậy lên tường nhà trường.

   g) Giờ ra chơi, em thấy mấy em học sinh nhỏ vừa chạy vừa xô đây nhau khi xuống cầu thang.

Trả lời:

   a) Em sẽ ra nhặt rác bỏ vào thùng rác và khuyên bạn ấy không nên vứt rác ra sân trường, làm thế là không đúng.

   b) Em sẽ nhờ một bạn đi báo với giáo viên còn mình sẽ ra can ngăn các em ấy.

   c) Em sẽ đỡ em bé đó lên và đưa em bé đi rửa vết ngã nếu chảy máu.

   d) Em sẽ ra nhắc nhở các em không nên hái hoa ở vườn trường như thế.

   đ) Em sẽ nhắc nhở bạn nên khóa vòi nước lại khi dùng xong.

   e) Em sẽ ra thông báo với bác bảo vệ hoặc cô giáo để can thiệp và nhắc nhở.

   g) Em sẽ nhắc nhở các em không nên xô đẩy nhau khi xuống cầu thang do rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến mọi người

Bài 3 trang 5 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Em cùng các bạn tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng cho các em lớp một. Khi đang dạy các em múa hát thì có hai em đùa nghịch, mất trật tự. Em sẽ chọn cách giải quyết nào trong các cách giải quyết dưới đây? Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em chọn:

a) Mặc các em muốn làm gì tùy ý, không quan tâm
b) Mắng và phạt các em.
c) Nhắc nhở các em giữ trật tự
d) Dỗi bỏ về, không dạy các em múa hát nữa.

Trả lời:

a) Mặc các em muốn làm gì tùy ý, không quan tâm
b) Mắng và phạt các em.
+ c) Nhắc nhở các em giữ trật tự
d) Dỗi bỏ về, không dạy các em múa hát nữa.

Bài 4 trang 5 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Hãy ghi những việc học sinh lớp 5 nên làm và những việc không nên làm vào hai cột dưới đây:

Trả lời:

Nên làm Không nên làm
Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy

Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp.

Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức.

Nhường nhịn, giúp đỡ các em học sinh nhỏ.

Gương mẫu về mọi mặt cho các em học sinh lớp dưới noi theo.

Bắt nạt các em học sinh nhỏ hơn, bắt các em phải làm theo ý mình.

Không lễ phép, kính trọng thầy cô giáo.

Bài 5 trang 6 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Em hãy chọn một trong các từ ngữ (cố gắng, gương mẫu, xứng đáng, lớn nhất, học tập) để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp

Trả lời:

  a) Học sinh lớp 5 là học sinh lớp lớn nhất trường.

  b) Học sinh lớp 5 cần phải gương mẫu để cho các em học sinh lớp dưới học tập.

  c) Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

Giải vở bài tập Đạo đức 5 Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình

Bài 1 trang 6 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5:Người cha trong câu chuyện đã làm gì khi trận động đất lớn vừa xảy ra

Trả lời:

   - Khi trận động đất vừa xảy ra, ông dặn vợ mình ở nhà an toàn và lập tức lao đến trường học, lớp học của con ông và cố gắng đào bới đống gạch để cứu con mình.

   - Việc làm của ông đã cứu sống được 14 học sinh trong số 39 em ở lớp của Armand.

   - Việc làm của ông đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm về lời hứa của mình. Ông đã hứa với con của mình: “Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!” và ông đã thực hiện được lời hứa đó dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào.

Bài 2 trang 8 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5:Theo em, những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người có trách nhiệm về việc làm của mình? Hãy khoanh vào chữ cái trước những trường hợp em tán thành.

   a) Bạn Long từ chối không nhận nhiệm vụ trang trí báo tường của lớp khi được phân công vì bạn không biết vẽ và viết chữ không đẹp.

   b) Giờ ra chơi, Thành cùng các bạn chơi đá bóng ở sân trường. Chẳng may quả bóng đập vào làm vỡ ô cửa sổ lớp học. Mặc dù rất sợ nhưng Thành cùng các bạn đã cùng nhau đến gặp thầy Hiệu trưởng để nhận lỗi.

   c) Trong cuộc thi kéo có do nhà trường tổ chức, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đội của Kiên vẫn bị thua đội bạn. Kiên rất cay cú và đổ lỗi cho bạn đội trưởng đã không biết sắp xếp đội hình.

   d) Nhóm của Quý nhận chăm sóc mấy chậu cây cảnh ở trước lớp học. Ngày nào các bạn cũng đến sớm tưới nước cho cây. Nhưng không may, trận bão vừa rồi đã làm một cây bị gẫy. Cả nhóm buồn lắm. Quý về nhà xin ông nội một cây khcas trng vườn mang đến để trồng lại vào chỗ cây bị gẫy.

Trả lời:

   - Trường hợp em tán thành: a và b.

Bài 3 trang 9 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5:Điền mỗi từ ngữ (tin cậy, sửa lỗi, qua loa, đến nơi đến chốn) vào chỗ trống trong các câu dưới đây cho phù hợp.

Trả lời:

  a) Khi có lỗi biết nhận và sửa lỗi là người có trách nhiệm.

  b) Người có trách nhiệm làm gì việc gì cũng đến nơi đến chốn.

  c) Người làm việc có trách nhiệm sẽ được mọi người tin cậy và quý mến.

  d) Người nhận việc nhưng không làm hoặc làm qua loa, đại khái không phải là người có trách nhiệm

Bài 4 trang 10 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Hãy ghi một việc làm có trách nhiệm của em.

Trả lời:

   - Em đã một lần làm hỏng đồ chơi của bạn bè, nếu em giấu đi thì sẽ không có ai biết cả. Nhưng thực sự em cảm thấy rất khó chịu và bứt rứt nếu mình im lặng như vậy nên đã thú nhận với bạn rằng mình là thủ phạm. Thật may là bạn đã không trách gì em.

Bài 5 trang 10 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5: Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây:

   a) Do chủ quan, Nam đã nhạn một công việc không phù hợp với khả năng của mình, Nam sẽ:

Bỏ không làm.
Làm qua loa cho xong.
Cố gắng làm cho tốt
Xin đổi công việc khác

   b) Hoa được phân công mang lọ hoa cho buổi sơ kết thi đua của lớp. Sáng hôm đó, Hoa bị ốm không thể đi học được. Hoa sẽ:

Bỏ qua vì nghĩ rằng mình ốm
Gọi điện cho bạn và nhờ bạn mang hộ
Nhờ mẹ mang đến

   c) Hùng được phân công trang trí đầu báo tường của lớp, nhưng đến ngày phải nộp mới nhớ ra. Hùng sẽ:

Trang trí qua loa cho xong.
Nói dối cô giáo là mình bị ốm nên chưa làm được.
Nhận lỗi và cuối giờ nhờ các bạn trong nhóm cùng làm.

Trả lời:

   a) Do chủ quan, Nam đã nhạn một công việc không phù hợp với khả năng của mình, Nam sẽ:

Bỏ không làm.
Làm qua loa cho xong.
+ Cố gắng làm cho tốt
Xin đổi công việc khác

   b) Hoa được phân công mang lọ hoa cho buổi sơ kết thi đua của lớp. Sáng hôm đó, Hoa bị ốm không thể đi học được. Hoa sẽ:

Bỏ qua vì nghĩ rằng mình ốm
Gọi điện cho bạn và nhờ bạn mang hộ
+ Nhờ mẹ mang đến

   c) Hùng được phân công trang trí đầu báo tường của lớp, nhưng đến ngày phải nộp mới nhớ ra. Hùng sẽ:

Trang trí qua loa cho xong.
Nói dối cô giáo là mình bị ốm nên chưa làm được.
+ Nhận lỗi và cuối giờ nhờ các bạn trong nhóm cùng làm.

Giải vở bài tập Đạo đức 5 Bài 3: Có chí thì nên

Bài 1 trang 11 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5:Em hãy chọn một trong các từ ngữ (khó khăn, bền chí vượt qua, ước muốn, cuộc sống) để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp.

Trả lời:

   - Khó khăn có thể đến với bất kì người nào trong cuộc sống. Nếu biết quyết tâm bền chí vượt qua thì có thể đạt được ước muốn

Bài 2 trang 11 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5:Đánh dấu + vào ô trống trước ý em cho là đúng.

a) Chỉ những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí
b) Nếu biết cố gắng, quyết tâm trong học tập thì sẽ đạt được kết quả cao.
c) Con trai có chí hơn con gái.
d) Con gái “chân yếu tay mềm” chẳng cần phải có chí.
đ) Người khuyết tật nếu có ý chí học tập, rèn luyện cũng trở thành người có ích cho xã hội
e) Có công mài sắt, có ngày nên kim
g) Kiên trì quyết tâm khắc phục sửa chữa những khiếm khuyết, hạn chế, thói quen xấu của bản thân (như nói ngọng, nói lắp, chữ viết xấu, học kém Toán, hay nói chuyện riêng trong giờ học, …) cũng là người có chí.

Trả lời:

a) Chỉ những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí
+ b) Nếu biết cố gắng, quyết tâm trong học tập thì sẽ đạt được kết quả cao.
c) Con trai có chí hơn con gái.
d) Con gái “chân yếu tay mềm” chẳng cần phải có chí.
+ đ) Người khuyết tật nếu có ý chí học tập, rèn luyện cũng trở thành người có ích cho xã hội
+ e) Có công mài sắt, có ngày nên kim
+ g) Kiên trì quyết tâm khắc phục sửa chữa những khiếm khuyết, hạn chế, thói quen xấu của bản thân (như nói ngọng, nói lắp, chữ viết xấu, học kém Toán, hay nói chuyện riêng trong giờ học, …) cũng là người có chí.

Bài 3 trang 12 Vở bài tập Đạo Đức lớp 5:Tự đánh giá:

   Em đã có ý chí trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống chưa? Hãy ghi lại một việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày thể hiện sự cố gắng, quyết tâm vươn lên của em.

Trả lời:

  - Em đã có ý chí rèn luyện trong cuộc sống.

  - Sự cố gắng của em được thể hiện qua nỗ lực giảm cân và đã thành công.