Giải vở bài tập Địa Lí 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ


Giải vở bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Địa Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Địa Lí lớp 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Địa Lí 7.

Bài 1 trang 88 Vở bài tập Địa Lí 7: Quan sát hình 41.1, trang 126 SGK hãy ghi nhận xét về đặc điểm các khu vực địa hình (ĐH) của lục địa Nam Mỹ vào bảng dưới đây:

Lời giải:

Đặc điểm địa hình Miền Tây Miền Trung tâm Miền Đông
Dạng địa hình Núi trẻ Đồng bằng Sơn nguyên
Độ cao trung bình 3000 – 5000m 0 – 200m 500 – 1000m
Các bộ phận địa hình từ Bắc - Nam

+ Phía Bắc: Dãy An-đét

+ Phía Nam: Cao nguyên Pa-ta-gô-ni

+ Phía Bắc: đồng bằng Ô-ri-nô-cô, đồng bằng Amadôn

+ Phía Nam: đồng bằng La-pla-ta, đồng bằng Pam-pa

+ Phía Bắc sơn nguyên Guy-an

+ Phía Nam: sơn nguyên Bra-xin.

Bài 2 trang 88 Vở bài tập Địa Lí 7: Quan sát hình 36.2 và hình 41.1 SGK hãy so sánh đặc điểm địa hình (ĐH) của Nam Mỹ và Bắc Mỹ, ghi nhận xét vào bảng sau:

Lời giải:

Yêu cầu so sánh Bắc Mỹ Nam Mỹ

* Giống nhau:

+ Khu vực ĐH

+ Hướng ĐH

- Gồm 3 khu vực địa hình:

+ Phía Tây là núi trẻ

+ Trung tâm là đồng bằng

+ Phía Đông là cao nguyên và núi thấp

- Chủ yếu là hướng Bắc - Nam

- Gồm 3 khu vực địa hình:

+ Phía Tây là núi trẻ

+ Trung tâm là đồng bằng

+ Phía Đông là cao nguyên và núi thấp

- Chủ yếu là hướng Bắc - Nam

* Khác nhau

+ Diện tích bề mặt ĐH

+ Phân bố các bộ phận ĐH

- Hệ thống núi Cooc-đi-e, chiếm gần 1/2 lục địa

- Phía Tây: Các dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên

- Trung tâm: Đồng bằng Trung tâm rộng lớn

- Phía Đông: Sơn nguyên và dãy núi già

- Hệ thống núi Anđét hẹp ngang, kéo dài

- Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích

- Phía Tây: Xen giữa các dãy núi là thung lũng và cao nguyên rộng

- Trung tâm: Gồm nhiều đồng bằng nối tiếp nhau

- Phía Đông: Gồm các sơn nguyên

Bài 3 trang 89 Vở bài tập Địa Lí 7: Dựa vào vị trí các kí hiệu trên lược đồ hình 28 hãy:

a. Điền tên thích hợp vào chỗ chấm dưới đây, các bộ phận tự nhiên (A,B), các dạng địa hình núi (N), sơn nguyên (SN), đồng bằng (ĐB), sông chính (S) cảu khu vực Trung và Nam Mỹ.

b. Tô màu phân biệt 3 dạng địa hình núi, sơn nguyên, đồng bằng.

Lời giải:

Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

Bài 4 trang 90 Vở bài tập Địa Lí 7: Điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của eo đất Trung Mỹ

Lời giải:

a. Là vùng đất hẹp và dài, nối hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ
X b. Địa hình chủ yếu là đồng bằng
c. Chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
d. Phần cuối eo đất là kênh đào Pa-na-ma

Bài 5 trang 90 Vở bài tập Địa Lí 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc điểm của vị trí địa lí quần đảo Ăng-ti

Lời giải:

a. Là quần đảo chạy dài theo hướng vòng cung
b. Phía Đông các đảo có nhiều rừng rậm
X c. Bao quanh lấy vùng biển Ca-ri-bê
d. Đại bộ phận nằm từ vĩ tuyến 18oB đến 23oB

Bài 6 trang 90 Vở bài tập Địa Lí 7: Sự đa dạng của thiên nhiên vùng núi An-đét có được, nhờ:

Lời giải:

a. Hướng núi trải dài qua nhiều đới khí hậu
b. Vị trí nằm sát biển
c. Có độ cao núi lớn
X d. Câu a+c đúng

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Địa Lí lớp 7 hay, ngắn gọn khác: