Vở bài tập Địa Lí lớp 7 | Giải vở bài tập Địa Lí 7 hay nhất


Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 cả ba bộ sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo gồm lời giải bài tập sách giáo khoa Địa Lí 7, Sách bài tập Địa Lí 7 giúp học sinh lớp 7 học tốt môn Địa Lí lớp 7 hơn.

Giải vở bài tập Địa Lí 7

- Địa Lí 7 Kết nối tri thức:

- Địa Lí 7 Cánh diều:

- Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo:




Lưu trữ: Giải Vở bài tập Địa Lí 7 (sách cũ)

Phần 1: Thành phần nhân văn của môi trường

Phần 2: Các môi trường địa lí

Chương I: Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng

Chương II: Môi trường đới ôn hòa, hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa

Chương III: Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

Chương IV: Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh

Chương V: Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Phần ba: Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Chương VI: Châu Phi

Chương VII: Châu Mĩ

Chương VIII: Châu Nam Cực

Chương IX: Châu Đại Dương

Chương X: Châu Âu

Bài 1: Dân số

Bài 1 trang 4 Vở bài tập Địa Lí 7: Hãy điền vào chỗ chấm các ý thích hợp:

Lời giải:

a. Kết quả điều tra dân số tại một nơi vào một thời điểm nhất định cho ta biết những đặc điểm:

- Về dân cư như: tổng số người, số người trong từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động, tổng số nam và nữ.

- Về xã hội như: trình độ văn hóa, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp đang đào tạo,...

b. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, số người trong độ tuổi lao động là nhóm người: Nam, có độ tuổi từ 15 đến 64. Nữ có độ tuổi tử 15 đến 60.

Bài 2 trang 4 Vở bài tập Địa Lí 7: Dựa vào bảng số liệu trang 6 SGK, cho thấy:

Lời giải:

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất là châu Phi với 2,68%.

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là châu Âu với 1%.

- Sự thay đổi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các châu lục đã làm thay đổi tỉ lệ dân số của các châu lục so với tổng số dân của toàn thế giới, cụ thể là:

+ Châu Phi năm 1950 chiếm 8,9%, năm 1995 chiếm 12,8%.

+ Châu Âu năm 1950 chiếm 21,6%, năm 1995 chiếm 12,6%.

Bài 3 trang 4 Vở bài tập Địa Lí 7: Hãy trả lời những câu hỏi sau:

Lời giải:

a. Sự bùng nổ dân số diễn ra khi: tỉ lệ gia tăng bình quân hằng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%.

b. Nguyên nhân: Do sau khi các nước thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ la tinh giành được độc lập thì đời sống cải thiện tỉ lệ tử giảm nhiều,tỉ lệ sinh tăng lên.

c. Hậu quả của sự bùng nổ dân số khi kinh tế còn kém phát triển:

- Về cải thiện đời sống: vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm thiếu thốn.

- Về tài nguyên môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Về tốc độ phát triển kinh tế: kìm hãm sự phát triển kinh tế quốc gia và thế giới.

d. Các giải quyết:

- Biện pháp giáo dục, dân số: nâng cao dân trí, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Biện pháp kinh tế: tập trung đầu tư phát triển kinh tế để đảm bảo hơn cho cuộc sống dân cư.

Bài 4 trang 5 Vở bài tập Địa Lí 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy:

a. Vẽ biểu đồ hình cột biểu thị dân số thế giới từ 1927 đến 1999 và dự báo đến 2021.

b. Nhận xét thời gian dân số tăng thêm một tỉ người và thời gian để dân số tăng gấp đôi.

Năm Số dân (tỉ người)
1927 2
1960 3
1974 4
1987 5
1999 6
2021 8(dự báo)

Lời giải:

a. Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ biểu thị dân số thế giới từ 1927 đến 1999 và dự báo đến 2021.

Bài 1: Dân số

b. Nhận xét:

- Thời gian dân số tăng thêm một tỉ người: ngày càng rút ngắn từ 33 năm, xuống 14 năm, 13 năm, 12 năm.

- Thời gian dân số tăng gấp đôi: thời gian dân số tăng từ 2 tỉ người đến 4 tỉ người là 47 năm, thời gian dân số tăng từ 4 tỉ lên 8 tỉ người cũng là 47 năm, như vậy dân số tăng theo cấp số nhân.

Bài 5 trang 6 Vở bài tập Địa Lí 7: Dân số Việt Nam vào ngày 1/4/1999 đạt 76.327.900 người, là số dân:

Lời giải:

a. Bao gồm nam, nữ từ trẻ đến già
b. Vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/1999 trên cả nước.
c. Nam, nữ trong độ tuổi từ 16 đến 60
X d. Câu a + b đúng.

Bài 6 trang 6 Vở bài tập Địa Lí 7: Tháp tuổi biểu thị dân số trẻ có hình dạng:

Lời giải:

X a. Đáy tháp rộng hơn thân tháp
b. Thân và đáy tháp đều rộng
c. Thân tháp rộng hơn đáy tháp
d. Thân và đáy tháp đều hẹp.

Bài 7 trang 6 Vở bài tập Địa Lí 7: So sánh số lượng nam, nữ trên tháp dân số, thông thường tổng số nam, nữ:

Lời giải:

Đáp án đúng là : a. Bằng nhau

a. Bằng nhau
b. Nam nhiều hơn nữ
c. Nữ nhiều hơn nam
d. Nam chỉ kém hơn nữ ở lứa tuổi lao động.

Bài 8 trang 6 Vở bài tập Địa Lí 7: Từ sau 1950, ở các nước đang phát triển có sự “bùng nổ dân số” là do:

Lời giải:

a. Tỉ lệ sinh tăng cao đột ngột
b. Nhu cầu lao động để phát triển triển kinh tế cao.
c. Tỉ lệ tử giảm xuống đột ngột
X d. Mức sống đã được cải thiện

Bài 9 trang 6 Vở bài tập Địa Lí 7: Để giải quyết tình trạng bùng nổ dân số, các nước kém phát triển đã áp dụng biện pháp:

Lời giải:

a. Nỗ lực kiểm soát sinh đẻ
b. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và công nghiệp hóa
c. Tăng cường giáo dục ý thức về kế họach hóa gia đình
X d. Tất cả đều đúng.

Bài 10 trang 6 Vở bài tập Địa Lí 7: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của châu Á năm 2001 là bao nhiêu, khi tỉ lệ sinh là 20,9% và tỉ lệ tử là 7,6%:

Lời giải:

a. 20,9%
b. 13,53%
X c. 1,33 %
d. 2,85%

Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

Bài 1 trang 7 Vở bài tập Địa Lí 7: Dựa vào lược đồ phân bố dân cư trên thế giới hình 2.1 (trang 7 SGK) hãy điền vào lược đồ hình 1 dưới đây:

a. Tên các khu vực có dân cư sinh sống đông đúc được đánh dấu bằng các chữu cái sau (A, B...).

b. Tô màu tùy chọn cho các khu vực đó.

Lời giải:

Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

Bài 2 trang 7 Vở bài tập Địa Lí 7: Mật độ dân số:

a. Hãy tính và ghi mật độ dân số năm 2001 của các nước vào bảng dưới đây:

b. Nhận xét: Mật độ dân số Việt Nam (so với các nước khác).

Lời giải:

Bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

Nhận xét:

Mật độ dân số Việt Nam cao hơn các nước khác.

Bài 3 trang 8 Vở bài tập Địa Lí 7: Trả lời :

a. Để phân chia các chủng tộc, các nhà khoa học đã căn cứ vào:

Lời giải:

Hình thái bên ngoài của cơ thể. Đó là sự khác nhau về: màu da, tóc, mắt, mũi... ).

b. Địa bàn phân bố chủ yếu của ba chủng tộc chính.

Lời giải:

- Môn-gô-lô-ít sinh sống: châu Á.

- Nê grô-ít sinh sống: châu Phi.

- Ơ-rô-pê-ô-ít sinh sống: châu Âu.

Bài 4 trang 8 Vở bài tập Địa Lí 7: Khu vực có mật độ dân số đông nhất hiện nay là:

Lời giải:

a. Khu vực có khí hậu ôn hòa
b. Trên các đồng bằng phù sa
c. Các vùng ven biển
X d. Các đô thị có công nghiệp và thương mại phát triển.

Bài 5 trang 8 Vở bài tập Địa Lí 7: Những vùng hiện nay có mật độ dân cư thưa nhất là các vùng:

Lời giải:

a. Nằm xa biển
b. Có nhiều núi lửa, động đất
X c. Có lượng mưa rất ít
d. Có lượng mưa quá lớn

Bài 6 trang 8 Vở bài tập Địa Lí 7: Một địa phương hay một nước được coi là có mật độ dân số cao khi:

Lời giải:

a. Có nhiều người sống thọ trên 70 tuổi
b. Có dân cư đông đúc
X c. Có nhiều người sinh sống trên một diện tích nhỏ hẹp
d. Đất đai trở nên chật hẹp so với số người sinh sống.

Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa

Bài 1 trang 9 Vở bài tập Địa Lí 7: Điền vào ô trống ở bảng dưới đây những điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức quần cư đô thị và quần cư nông thôn:

Lời giải:

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư đô thị
Họat động sản xuất Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân số thấp cao
Cách thức tổ chức cư trú Làng mạc, thôn xóm phân tán, gắn với đất canh tác, đồng cỏ, rừng và mặt nước. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Bài 2 trang 9 Vở bài tập Địa Lí 7: Dựa vào bảng thống kê trang 12 SGK, hãy:

- Nhận xét sự thay đổi số dân, thay đổi ngôi thứ, thay đổi theo châu lục của 10 siêu đô thị lớn nhất thế giới từ năm 1950 đến năm 2000 và ghi vào bảng dưới đây:

Lời giải:

Sự thay đổi về 1950 1975 2000
Số dân đông nhất (triệu người) 12 20 27

Ngôi thứ

(Vị trí trong bảng xếp hạng)

1. Niu óoc (Bắc Mĩ)

2. Luân Đôn (châu Âu).

1. Niu óoc (Bắc Mĩ)

2. Tô-ki-ô (châu Á)

3. Thượng Hải (châu Á).

1. Tô-ki-ô (châu Á)

2. Niu óoc (Bắc Mĩ)

3. Xao Pao-lô (Nam Mĩ).

Số lượng siêu đô thị của mỗi châu lục

Bắc Mĩ: 1

Châu Âu: 1

Bắc Mĩ: 3

Châu Âu: 2

Nam Mĩ: 2

Châu Á: 3

Bắc Mĩ: 3

Châu Âu: 0

Nam Mĩ: 1

Châu Á: 6

Bài 3 trang 10 Vở bài tập Địa Lí 7: Hãy điền tên 10 siêu đô thị: Cai-rô, Xao Pao-lô, Mum-bai, La-gốt, Niu Đê-li, Thiên Tân, Ma-ni-la, Thượng Hải, Ô-xa-ca Cô-bê, Xơ-un vào hàng có tên nước tương ứng.

Lời giải:

a. Ấn Độ: Mum-bai, Niu Đê-li.

b. Trung Quốc: Thiên Tân, Thượng Hải.

c. Nhật Bản: Ô-xa-ca Cô-bê

d. Ai Cập: Cai-rô.

e. Bra-xin: Xao Pao-lô.

g. Phi-lip-pin: Ma-ni-la.

f. Hàn Quốc: Xơ-un.

i. Ni-giê-ri-a: La-gốt.

Bài 4 trang 10 Vở bài tập Địa Lí 7: Nhìn chung trên toàn thế giới, tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu thế:

Lời giải:

a. Ngày càng tăng
X b. Ngày càng giảm
c. Tiến tới tình trạng ổn định
d. Tất cả đều sai

Bài 5 trang 10 Vở bài tập Địa Lí 7: Câu nói “Nhất cận thị, nhì cận giang”, đúc kết một kinh nghiệm quần cư của nhân dân ta trước đây, có nghĩa là việc quần cư nên dựa vào:

Lời giải:

a. Thứ nhất đất đai, thứ hai nguồn nước
X b. Thứ nhất gần chợ, thứ hai gần sông
c. Thứ nhất khí hậu, thứ hai đất đai
d. Thứ nhất gần đường, thứ hai gần ruộng.

Bài 6 trang 10 Vở bài tập Địa Lí 7: Sự xuất hiện ngày càng nhiều các siêu đô thị trên thế giới là dấu hiệu cho thấy:

Lời giải:

a. Tình trạng tập trung sản xuất công nghiệp ngày càng cao
b. Nông nghiệp ngày càng giảm sút
c. Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
X d. Cuộc sống đô thị ngày càng hối hả, khẩn trương.

Bài 7 trang 10 Vở bài tập Địa Lí 7: Đô thị hóa được hiểu là:

Lời giải:

a. Việc xây dựng các nhà cao tầng ở những khu phố cổ
b. Việc mở rộng đô thị ra các vùng ngoại ô
c. Việc xây dựng các khu dân cư mới ở các khu nhà ổ chuột
X d. Quá trình biến đổi nông thôn thành đô thị.