X

Giáo án Địa Lí 12 mới

Giáo án Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp


Giáo án Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ CN, vai trò của nó trong công cuộc đổi mới KTXH ở nước ta.

- Nắm được các kiến thức về hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Xác định trên bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

- Phân tích được sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

3. Thái độ:

- HS cần có ý thức , trách nhiệm của mình trong việc thựuc hiện chủ trương xây dựng các khu CN tập trung của nhà nước.

4 . Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Hợp tác; Giai quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ , Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Bản đồ CN chung VN. Atlát Địa lý VN. Bảng số liệu có liên quan.

- Tranh ảnh , băng hình vè các khu CN, trung tâm CN.

II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao CN năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta ?

- Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ?

2. Bài mới:

- Trong quá trình phát triển công nghiệp theo định hướng XHCN, vấn đề tổ chức lãnh thổ CN có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có, đạt hiệu quả cao về mặt KTXH và MT. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Hoạt động 1: ( Cả lớp)

- Giáo viên giới thiệu về bản đồ công nghiệp nước ta Y/cầu HS nhận xét về phấn bố các điểm trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu, không gian bố trí…)

1. Khái niệm:

- TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất CN trên một lãnh thổ sản xuất nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên nhằm đạt hiệu về kinh tế, xã hội và môi trường.

Hoạt động 2: ( chia làm 4 nhóm)

- Nhóm 1, nhóm 3 trình bày các nhân tố bên trong, kể tên, nêu ví dụ, phân tích vai trò, mối liên hệ các nhân tố…)

- Nhóm 2, nhóm 4 trình bày các nhân tố bên ngoài, kể tên, nêu ví dụ, phân tích vai trò, mối liên hệ các nhân tố…)

2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

a. Nhân tố bên trong

- Vị trí địa lí

- Tài nguyên thiên nhiên

+ Khoáng sản

+ Nguồn nước

+ Tài nguyên khác

- Điều kiện kinh tế-xã hội

+ Dân cư và lao động

+ Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị

+ Điều kiện khác (vốn, nguyên liệu)

b. Nhân tố bên ngoài

- Thị trường

- Hợp tác quốc tế

Hoạt động 3: ( chia 4 nhóm )

- Trình bày Phiếu học tập ( bản phim trong chiếu máy over head) theo 3 yêu cầu sau:

+ Dựa vào kiến thức đã học nêu lại khái niệm ( cần cho HS chuẩn bị coi lại kiến thức lớp 10 trước).

+ Đặc điểm phân bố ( xem bản đồ và kiến thức SGK).

+ Giải thích nguyên nhân.

- Nhóm 1: Điểm công nghiệp.

- Nhóm 2: Khu công nghiệp.

- Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp.

- Nhóm 4: Vùng công nghiệp.

3. Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

a) Điểm công nghiệp.

- Là hình thức TCLTCN đơn giản nhất.

- Đặc điểm:

+ Gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp đơn lẻ.

+ Phân bố gần nguyên, nhiên liêu.

+ Gắn với một điểm dân cư

+ Có chức năng khai thác hoặc sơ chế

- Ưu điểm: Dễ thích ứng nhưng hiệu quả thấp.

b) Khu công nghiệp.

- Là hình thức TCLTCN cao hơn.

- Mới được hình thành,

- Đến tháng 8 - 2007 nước ta có 150 khu CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Các khu CN phân bố không đều. tập trung nhiều ở ĐNB, ĐBSH…

c) Trung tâm công nghiệp.

- Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao.

- Trong quá trình CNH ở nước ta nhiều TTCN được hình thành.

- Dựa vào vai trò của TTCN trong sự phân công lao động có:

+ Trung tâm có ý nghĩa quốc gia

+ TT có ý nghĩa vùng

+ Trung tâm có ý nghĩa địa phương

- Dựa và giá trị sx CN có:

+ Trung tâm rất lớn

+ Trung tâm lớn

+ Trung tâm trung bình

d) Vùng công nghiệp.

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao nhất.

- Gồm 6 vùng:

+ Vùng 1: TDMN Bắc Bộ.

+ Vùng 2: ĐBSH và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình tới Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)

+ Vùng 5: Các tỉnh ĐNB, Bình Thuận và Lâm Đồng.

+ Vùng 6: ĐBSCL.

IV. ĐÁNH GIÁ :

Câu 1. Mục đích của TCLTCN là nhằm:

A. Tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài

B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt KT XH và MT

C. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. Khai thác lợi thế về vị trí địa lí của nước ta.

Câu 2. Các khu công nghiệp tập trung ở nước ta phân bố nhiều nhất ở:

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Duyên hải miền Trung

C. Đông Nam Bộ

D. ĐBSCL.

Câu 3. Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồm có:

A. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng

D. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- HS về nhà chuẩn bị trước bài tiếp theo.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác: