X

Giáo án Địa Lí 12 mới

Giáo án Địa Lí 12 Bài 44: Địa lí tỉnh Nghệ An


Giáo án Địa Lí 12 Bài 44: Địa lí tỉnh Nghệ An

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh cần hiểu và nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về VTDDL- đặc điểm tự nhiên và TNTN, đặc điểm KTXH, một số ngành kinh tế chính của tỉnh Nghệ An.

2. Kĩ năng:

- Phát triển các kỹ năng phân tích bản đồ - biểu đồ, số liệu thống kê. Biết cách thu thập xử lý thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề của địa lý địa phương. Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.

3. Thái độ:

- Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Các bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế của tỉnh Nghệ An. Các tài liệu về tỉnh Nghệ An : văn bản, số liệu, tranh ảnh, video... Các bản tóm tắt báo cáo, sơ đồ, bảng biểu của các nhóm học sinh...

II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm ?

2. Bài mới:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐỊA LÝ TỈNH NGHỆ AN

Hoạt động 1 : Phân nhóm nghiên cứu. Giáo viên tiến hành chia lớp thành 5 nhóm, nghiên cứu theo 5 chủ đề sau :

- Chủ đề 1 : VTĐL, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính Nghệ An.

- Chủ đề 2 : Đặc điểm tự nhiên và TNTN của tỉnh Nghệ An.

- Chủ đề 3 : Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh Nghệ An.

- Chủ đề 4 : Đặc điểm KTXH của tỉnh Nghệ An.

- Chủ đề 5 : Địa lý một số ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An.

Hoạt động 2 : Học sinh tiến hành thu thập và xử lý số liệu :

a) Thu thập tài liệu :

- Phác thảo đề cương. Xác định các nguồn thu thập tài liệu:

+ Sách báo, tạp chí, tranh ảnh, vídeo địa lý tỉnh Nghệ An. Website : nghean.gov.vn

+ Niên giám thống kê, các kết quả điều tra về tự nhiên, dân cư, kinh tế tỉnh Nghệ An.

+ Báo cáo về tự nhiên, dân cư, kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế của các cơ quan có thẩm quyền.

- Phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong nhóm chuẩn bị tài liệu.

b) Xử lý tài liệu :

- Đối chiếu, so sánh, xử lý các tài liệu thu thập được từ các nguồn để chọn ra điểm chung mang tính thống nhất về đối tượng nghiên cứu.

- Tính toán các số liệu thống kê, lập sơ đồ, bảng biểu…

Hoạt động 3 : Chuẩn bị đề cương báo cáo :

a) Chủ đề 1 :

- Vị trí thuộc vùng nào ? Giáp những đâu ? Diện tích thuộc loại lớn hay nhỏ ?

- Ý nghĩa của VTĐL : có TL – KK gì đối với phát triển KTXH.

- Gồm các huyện, thị xã, thành phố nào ?

b) Chủ đề 2 :

- Các đặc điểm nổi bật về tự nhiên.

- Đặc điểm về tự nhiên : Tài nguyên chính, thuộc loại giàu hay nghèo tài nguyên ?

- Những TL – KK về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất.

c) Chủ đề 3 :

- Đặc điểm chính về dân cư – lao động : số dân, kết cấu dân số theo độ tuổi, lực lượng và trình độ lao động, phân bố dân cư.

- Những TL – KK của dân cư và lao động

- Hướng giải quyết các vấn đề về dân cư và lao động.

d) Chủ đề 4 :

- Những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội.

+ Sơ lược về quá trình phát triển kinh tế, trình độ phát triển kinh tế.

+ Vị trí về kinh tế của tỉnh so với cả nước.

+ Cơ cấu kinh tế, tính hợp lý về việc khai thác các điều kiện phát triển kinh tế.

- Thế mạnh về kinh tế.

- Hướng giải quyết KTXH của tỉnh.

e) Chủ đề 5 :

- Điều kiện phát triển các ngành kinh tế.

- Tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chính.

+ Các ngành của TW đóng tại tỉnh.

+ Các ngành của tỉnh.

- Hướng phát triển một số ngành kinh tế.

Hoạt động 4 : Viết báo cáo :

a) Bước 1 : Các nhóm dự kiến đề cương báo cáo : Xác định mục đích, các ý chính, các đề mục lớn nhỏ trong bài báo cáo.

b) Bước 2 : Các nhóm sắp xếp các tư liệu thành nhóm: văn bản, sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh.

c) Bước 3 : Từng nhóm giao nhiệm vụ cho các thành viên nghiên cứu và xử lý các tư liệu : đọc các văn bản, quan sát phân tích các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh ( tính toán để xác định cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, so sánh mức độ lớn nhỏ… ) và phân tích các số liệu. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.

d) Bước 4 : Viết báo cáo và chuẩn bị sơ đồ bảng biểu… để trình bày trước lớp. Mỗi báo cáo cần có những nội dung cơ bản sau : giới thiệuu ngắn gọn chủ đề của báo cáo ( tên vấn đề, mục đích, nhiệm vụ cụ thể). Trình bày những kết quả đã tìm ra từ quá trình phân tích, tổng hợp khái quát tư liệu theo từng nội dung của bản báo cáo. Sau đó kết luận, tóm lược những điểm chính đã trình bày và đề xuất ý kiến. Thời gian trình bày báo cáo từ 5 đến 7 phút.

IV.ĐÁNH GIÁ:

- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị phương tiện – tư liệu của học sinh.

V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

- Yêu cầu học sinh về nhà thu thập tư liệu để chuẩn bị cho công tác viết báo cáo.

VI. PHỤ LỤC:

- Sách Địa lý tỉnh Nghệ An.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 12 mới, chuẩn khác: