Giáo án Địa Lí 9 Kiểm tra học kì 1
Giáo án Địa Lí 9 Kiểm tra học kì 1
I . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh khái quát lại những kiến thức đãă học về dân cư , kinh tế , tự nhiên Việt Nam và của các vùng kinh tế .
2. Kĩ năng :
- Quan sát , phân tích lược đồ , bảng số liệu
- Nắm cách vẽ các dạng biểu đồ .
3. Thái độ :
- Tự tin , yêu thích môn học .
1.Mục tiêu kiểm tra:
- Đánh giá kết quả học kì I của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề : Dân cư, kinh tế và các vùng kinh tế.
- Kiểm tra ở cả ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
2. Xác định hình thức kiểm tra:
Hình thức tự luận. kết hợp với trắc nghiệm khách quan
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra;
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Địa lí dân cư | Nhận biết được sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta hiện nay | ||||||
Số câu số điểm tỉ lệ |
1 0.3 3% |
1 0.3 3% | |||||
Địa lí kinh tế | Biết được cơ cấu và thế mạnh và các nhân tố quan trọng ảnh hưởngcủa một số ngành KT nước ta | Biết được thế mạnh của một số ngành KT nước ta | |||||
Số câu số điểm tỉ lệ |
2 0.6 6% |
2 0.6 6% |
4 1.2 12% | ||||
Phân hoá lãnh thổ | Nhận biêt được đặc trung về vị trí, một số thế mạnh nKT của các vùng kt nước ta | Trình bày được nhũng thuận lợi khó khăn về ĐKTN cũng như biết đọc bản đó tìm hiểu về một số thế mạnh Kt các vùng | Biết vẽ và phân tích biểu đồ để thấy được mối quan hệ giữa dân số sản lượng LT và BQLT theo người của vùng ĐBSH | ||||
Số câu số điểm tỉ lệ |
5 1.5 15% |
2 4 40% |
1 3 30% |
8 8.5 85% | |||
Tổng số câu tổng số điểm tỉ lệ |
8 2.4 24% |
2 4 40% |
1 3 30% |
13 10 100% |
4. Viết đề từ ma trận:
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :
a.Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
bTỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
c.Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
d.Tất cả đều đúng
Câu 2: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm các phân ngành chính :
a.Chế biến sản phẩm trồng trọt
b.Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp…
c.Chế biến thủy sản
d.Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
a. Địa hình
b. Nguồn nguyên nhiên liệu.
c. Vị trí địa lý
d. Khí hậu .
Câu 4: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:
a. Than
b. Hoá dầu
c. Nhiệt điện,
d. Thuỷ điện.
Câu 5: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất?
a. Đường sắt
b. Đường bộ
c. Đương sông
d. Đường biển.
Câu 6: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ là:
a. Khai khoáng, thuỷ điện
b. Cơ khí, điện tử
c. Hoá chất, chế biến lâm sản
d. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.
Câu 7: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có:
a. Sản lượng lúa lớn nhất
b. Xuất khẩu nhiều nhất
c. Năng suất cao nhất
d. Bình quân lương thực cao nhất.
Câu 8:Vị trí của vùng Bắc Trung bộ có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội là:
a. Giáp Lào
b. Giáp Đồng bằng Sông Hồng
c. Cầu nối Bắc – Nam
d. Giáp biển
Câu 9: Những quần đảo nào trực thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
a. Hoàng Sa
b. Trường Sa
c. Cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 10 :Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:
a. Ba dan
b. Mùn núi cao
c. Phù sa
d. Phù sa cổ.
B.Phần tự luận : (7 điểm)
Câu 1: Dựa vào bảng số liệu sau: Đơn vị : % (3 điểm)
Năm Tiêu chí | 1995 | 1998 | 2000 | 2002 |
Dân số | 100 | 103.5 | 105.6 | 108.2 |
Sản lượng lương thực | 100 | 117.7 | 128.6 | 131.1 |
Bình quân lương thực | 100 | 113.8 | 121.8 | 121.2 |
a.Hãy vẽ biểu đồ đường biểu hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH?
b.Qua biểu đồ phân tích ảnh hưởng của việc giảm dân số tới bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH?
Câu 2.(2 điểm) Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi của vùng ?
Câu 3(2điểm) Dựa vào át lát Việt Nam : hãy kể tên các cảng biển 2 vùng Bắc Trung Bộ và DHNTB cho biết các cảng đó thuộc tỉnh nào của vùng?
ĐÁP ÁN:
A.Phần trắc nghiệm khách quan ( 3điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.3 đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | d | d | b | a | b | a | c | d | c | a |
B. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (3đ)
a.Vẽ biểu đồ đúng, đủ, đẹp (2đ)
Biểu đồ tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng Sông Hồng qua các năm 1995 - 2002
b.Nhận xét (1đ) Ảnh hưởng của việc giảm gia tăng dân số tới BQLT/người ở ĐBSH:
+ Giảm gia tăng dân số sẽ giảm sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH góp phần tăng được sản lượng lương thực
+ Giảm gia tăng dân số góp phần nâng cao bình quân lương thục theo đầu người
Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Bắc Trung bộ có nhũng thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế của vùng:
- a) Thuận lợi:
* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước
Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển
* Tài nguyên thiên nhiên
- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...
- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp
- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...
b) Khó khăn
- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió lào
- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp
Câu 3: ( 2đ) Các cảng biển của vùng BTB và DHNTB:
Cảng biển | Thuộc tỉnh , thành phố |
1.Của Lò | Nghệ An |
2.Vũng Áng | Hà Tĩnh |
3.Nhật Lệ | Quảng Bình |
4.Chân Mây | Thừa Thiên Huế |
5.- Đà Nẵng | - Đà Nẵng |
-6. Dung Quất | - Quảng Ngãi |
-7. Quy Nhơn | - Bình Định |
-8. Nha Trang | - Khánh Hoà |
-9. Cam Ranh | - Khánh Hoà |