Giáo án Địa Lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Giáo án Địa Lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ).
- Rèn kỹ năng phân tích kênh chữ, kênh hình.
- Rèn kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý.
- Rèn kỹ năng tự tin trình bày trước đám đông, hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, tích cực hợp tác, phát biểu trong học tập và say mê nghiên cứu địa lí.
- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, phân tích bảng số liệu.
II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh
1. Giáo viên
Kế hoạch bài giảng, SGK; bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số hình ảnh về thiên nhiên, con người của vùng.
2. Học sinh
SGK, bảng phụ, bút lông, nam châm, bài thảo luận.
Nhóm 1,2,3: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ.
Nhóm 4,5,6: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Nhóm 7,8: Đặc điểm dân cư, xã hội.
III. Tiến trình dạy học
1. Ôn định tổ chức, điểm danh:
1 phút
2.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra và nhận xét bài thực hành của học sinh.(3 phút)
3. Tình huống xuất phát: (4 phút)
Mục tiêu
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, đặc điểm tự nhiên, con người của Đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết các đặc điểm chính về thiên nhiên và con người của Đồng bằng sông Cửu Long .
- Tìm ra nội dung chưa biết về Đồng bằng sông Cửu Long từ đó dễ dàng kết nối với bài học.
Phương pháp - kĩ thuật
Vấn đáp qua tranh ảnh – Cá nhân
Phương tiện
Một số hình ảnh về vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Các bước hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết:
Bước 2: HS Quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
4.Hình thành kiến thức mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ ( 8 phút)
1. Mục tiêu
Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội .
2. Phương pháp:
PP thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.
3. Phương tiện:
SGK, bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bảng phụ.
4. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ : |
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ : |
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 1, 2,3 bốc xăm trình bày. |
|
Bước 2 : Đại diện HS nhóm được trình bày hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần I. |
|
* Các nội dung cụ thể: + Giới hạn lãnh thổ |
- Nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ. |
+ Vị trí tiếp giáp |
- Phía Bắc giáp Campuchia. - Phía tây nam: vịnh Thái Lan - Phía đông nam: Biển Đông. |
+ Diện tích |
|
+ Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. |
- Ý nghĩa : thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước. |
- Cả lớp: + Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra. + Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ. |
|
Bước 3 : Yêu cầu cả lớp nhận xét phần trình bày của đại diện tổ trình bày. Bước 4 : GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( 13 phút)
1. Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
2. Phương pháp:
PP thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.
3. Phương tiện:
SGK, bản đồ tự nhiên vùng ĐBSCL, hình ảnh một số phong cảnh đẹp của vùng.
4. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : |
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : |
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 4,5,6 bốc xăm trình bày. |
|
Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần II. |
|
* Các nội dung cụ thể: + Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên và tài nguyên. |
- Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp: đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú đa dạng. |
+ Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố đó đem lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. |
- Khó khăn : lũ lụt ; diện tích đất mặn, đất phèn lớn ; thiếu nước ngọt trong mùa khô. |
+ Liên hệ thực tế ở Hội An. |
|
- Cả lớp: + Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra. + Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ. |
|
Bước 3 : GV yêu cầu HS nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó. Bước 4 : GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức |
Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư, xã hội ( 10 phút)
1. Mục tiêu
Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.
2. Phương pháp:
PP thảo luận, đàm thoại gợi mở, giảng giải; kĩ thuật hỏi chuyên gia, học tập hợp tác.
3. Phương tiện:
SGK, đoạn video về văn hóa và con người của ĐBSCL.
4. Hình thức tổ chức:
Nhóm
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
---|---|
III. Đặc điểm dân cư, xã hội : |
III. Đặc điểm dân cư, xã hội : |
Bước 1 : GV yêu cầu nhóm 7,8 bốc xăm trình bày. |
|
Bước 2 : Đại diện HS nhóm trình bày lên hướng dẫn các bạn tìm hiểu nội dung phần III. * Các nội dung cụ thể: |
|
+ Nêu các đặc điểm chính về dân cư của vùng: số dân, MĐDS, thành phần dân tộc, trình độ dân trí, BQTN theo đầu người. |
- Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. |
+ So sánh với cả nước. |
|
+ Những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế của vùng ? |
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao. |
- Cả lớp: + Lắng nghe, trả lời các câu hỏi mà đại diện nhóm trình bày đặt ra. + Đặt câu hỏi để hỏi lại HS đại diện nhóm trình bày trả lời nếu có vấn đề chưa rõ. |
|
Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét phần chuẩn bị và trình bày của nhóm đó. Bước 4 : GV : + Nhận xét và chuẩn xác kiến thức. + Cho HS xem đoạn video giới thiệu một số nét về văn hóa và con người của ĐBSCL. |
5. Luyện tập: ( 3 phút)
Bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng :
1. Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?
A. Có tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.
B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn.
D. Có sông ngòi dày đặc.
2. Song song với phát triển kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long phải giải quyết vấn đề cơ bản nào sau đây?
A. Tăng nhanh thu nhập bình quân đầu người.
B. Hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiên.
C. Nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị.
D. Giảm hộ nghèo và nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân.
6. Mở rộng, vận dụng.:
- HS làm bài tập bản đồ.
- Về nhà chuẩn bị bài “Vùng đồng bằng Sông Cửu Long” (tiếp theo).
+ Nhóm 1,2: tìm hiểu về ngành nông nghiệp.
+ Nhóm 3,4: tìm hiểu về ngành công nghiệp.
+ Nhóm 5,6: tìm hiểu về ngành dịch vụ.
+ Nhóm 7,8: tìm hiểu về các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long