X

Giáo án GDCD 9 chuẩn

Giáo án GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật


Giáo án GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

Link tải Giáo án GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

HS cần hiểu được:

- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật.

- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật cân phải học tập và rèn luyện nhu thế nào?

2. Kĩ năng

- Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh.

3. Thái độ

- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi ngưỡiug quanh.

- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt có ích.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.

- Bảng phụ, phiếu học tập.

- Một số bài tập trắc nghiệm.

- Hiến pháp năm 1992. Luật nghĩa vụ quân sự.

2. Học sinh

- Học thuộc bài cũ.

- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

- Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ tổ quốc?

- Xây dựng lực lượng quốc phòng.

- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

- Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Tam gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

HS: trả lời theo nội dung bài học.

GV: Nhận xét, cho điểm.

3. Bài mới

GV : Đưa ra các hành vi sau :

- Chào hỏi lễ phép với thầy cô

- Đỡ 1 em bé bị ngã đứng dậy.

- Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau

- Bố mẹ kinh doanh trốn thuế.

? Những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực đạo đức gì ?

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề

GV: yêu cầu HS đọc Sgk.

GV: Gợi ý HS trả lời các câu hỏi

1. Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?

HS:……….

I. Đặt vấn đề:

Nguyễn Hải Thoại – Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật.

2. Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật.

HS:………..

* Những biểu hiện sống và làm việc theo pháp luật.

- Làm theo pháp luật

- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động.

- Mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện quy định nộp thuế và đóng bảo hiểm.

- Luân phản đối, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực.

3. Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh?

HS:……..

* Động cơ thúc đẩy anh là : ( SGK)

4. Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?

HS:

- Bản thân đạt danh hiệu anh hùng lao động

- Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng.

- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác.

GV: Kết luận.

KL: Sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho đất nước, mọi người , là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng.

Cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

GV: Tổ chức cho HS thảo luận:

? Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

II. Nội dung bài học:

1. Sống có đạo đức là: suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung.

- Biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; Lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc là mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.

GV: Gợi ý những chuẩn mực đạo đức : Trung hiếu, lễ, nghĩa.

2. Tuân theo Pháp luật:

Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật.

? Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo pháp luật?

HS:………….

GV: Người sống có đạo đức là người thể hiện:

- Mọi người chăm lo lợi ích chung

- Công việc có trách nhiệm cao.

- Môi trường sống lành mạnh, bảo vệ giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

3. Quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:

Đạo đức là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi pháp luật.

Người có đạo đức thì biết thực hiện tốt pháp luật.

? ý nghĩa của sóng có đạo đức và àm việc theo pháp luật?

HS:……….

4. ý nghĩa:

Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích và được mọi người yêu quý, kính trọng.

? Đối với HS chúng ta cần phải làm gì?

HS:…….

5. Đối với học sinh:

Thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.

Hoạt động 3: Luyện tập.

HS làm ngay trên lớp bài tập sgk.

GV: nhận xét chữa bài cho HS

GV: kết luận rút ra bài học cho HS.

III. Bài tập.

Bài 1/68: Ví dụ về chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài 2/68:

- Hành vi biểu hiện là người có đạo đức: (a), (b), (c), (d), (đ), (e).

- Hành vi biểu hiện là người tuân theo pháp luật: (g), (h), (i), (k), (l)

Bài 3/68:

- Vì họ là những người tham lam, hám lợi, nóng vội muốn làm giàu nhanh chóng.

- Những người đó chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân mà bất chấp thủ đoạn và tính mạng của con người để đạt được mục đích của mình.

- Dù biết hành động của mình là sai trái và vi phạm pháp luật song trước món lợi khổng lồ họ bất chấp và gạt đi mọi đạo đức và lương tâm của mình.

Bài 4/68:

- Vì họ là những người tham lam, hám lợi, nóng vội muốn làm giàu nhanh chóng.

- Những người đó chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân mà bất chấp thủ đoạn và tính mạng của con người để đạt được mục đích của mình.

- Dù biết hành động của mình là sai trái và vi phạm pháp luật song trước món lợi khổng lồ họ bất chấp và gạt đi mọi đạo đức và lương tâm của mình.

Bài 5/68:

- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ.

- Bởi em biết, chỉ có hàng cấm và phạm pháp mới bị công an truy đuổi.

- Em sẽ báo lại tình huống trên với các chú công an để có biện pháp xử lí người phụ nữ đó.

- Người phụ nữ đã buôn bán hàng quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí nghiêm minh.

Bài 6/68:

- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:

    + Chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện.

    + Còn lười nhác và ỷ lại.

    + Không phấn đấu và phát triển bản thân.

    + Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng, đôi khi không làm bài tập về nhà.

   + Còn chưa ngoan, chưa nghe lời ông bà, cha mẹ.

- Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:

    + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người...

    + Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy; xe đạp điện.

- Biện pháp khắc phục:

    + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm của bản thân.

    + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, khiêm tốn và cầu thị trong mọi tình huống.

    + Phải thẳng thắn, chân thành góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm.

    + Nắm vững và thực hành đúng luật.

4. Củng cố

GV: Đưa ra bài tập:

Những hành vi nào sau đay không có đạo đức và không tuân theo pháp luật.

a. Đi xe đạp hàng 3, 4 trên đường.

b. Vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông.

c. Vô lễ với thầy cô giáo.

d. Làm hàng giả.

đ. Quay cóp bài.

e. Buôn ma túy.

HS: làm bài tại lớp

GV: Nhận xét chung

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Về nhà học bài , làm bài tập.

- Đọc và trả lời trước nội dung câu hỏi.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 9 chuẩn khác: