Giáo án GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp theo)


Giáo án GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp theo)

Link tải Giáo án GDCD 9 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam. ý nghĩa của truyền thống đó.

2. Kĩ năng

Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.

3. Thái độ

Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

Tài liệu, SGK, SGV, Ca dao, Tục ngữ.

2. Học sinh

Đọc bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

- Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Gv: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập:

? Những thái độ hành vi nào sau đây thể hiện sự thừa kế và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Thích trang phục truyền thống Việt Nam

Yêu thích nghệ thuật đân tộc

Tìm hiểu văn học đân gian

Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Theo mẹ đi xem bói

Thích nghe nhạc cổ điển

Quần bò, áo chẽn, tóc nhộm vàng là tốt.

? Những câu tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống dân tộc?

1. Uống nước nhớ nguần

2. Tôn sư trọng đạo

3. Con chim có tổ, con người có tông.

4. Lời chào cao hơn mâm cỗ

5. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

6. Cả bè hơn cây nứa.

7. Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung bài học.

Gv: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

Gv: Chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau.

II. Nội dung bài học

Nhóm 1:

? Truyền thống là gì?

? ý nghĩa của truyền thống dân tộc?

Gv: Nói thêm: Giá trị tinh thần như: tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp.

1/ Khái niệm truyền thống

Truyền thông tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Nhóm 2.

? Dân tộc Việt nam có những truyền thống gì?

2/ Dân tộc Việt nam có những truyền thống

- yêu nước

- Đoàn kết

- Đạo đức

- Lao động

- Hiếu học

- Tôn sư, trọng đạo

- Hiếu thảo

- Phong tục tập quán tốt đẹp

- Văn học

- Nghệ thuật…

Nhóm 3.

úng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

3/ Trách nhiệm của chúng ta

- Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Tự hào truyền thống dân tộc, phê phán ngăn chặn tư tuởng việc làm phá hoại đến truyền thống dân tộc.

Hoạt động 2: Luyện tập

GV: gọi hs đọc yêu cầu bài tập trong sgk.

? Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của truyền thống ở quê em.

III. Bài tập

Bài 1/25

Đáp án: a, c, e, g, h, i, l.

Bài 2/26:

* Lễ hội chùa Côn Sơn

Lễ hội diễn ra theo thời gian hai mùa trong năm: Hội thu: từ 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: từ 18 – 22/1 âm lịch. Địa điểm tổ chức lễ hội tại xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Thông qua lễ hội, nhân dân Hải Dương nhằm suy tôn vị anh hùng dân tộc,

danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cùng thiền sư Huyền Quang - Một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

* Lễ hội Đền Yết Kiêu

Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức trong hay ngày là ngày 15/1 và ngày 15/8 (âm lịch) tại thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với mục đích suy tôn tướng Yết Kiêu – vị danh tướng của Trần Hưng Đạo có tài bơi lặn, đánh giặc.

? Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

GV: gọi hs lên bảng làm bài tập.

HS: cả lớp bổ sung và nhận xét.

GV: bổ sung, nhận xét và có thể cho điểm.

Gv: Đưa ra phương án

? Hãy kể vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để phát huy truyền thống dân tộc?

Hs:

- Tổ chức phân vai, viết kịch bản, biểu diễn.

- Cả lớp nhận xét, góp ý.

Bài 3/26

Đáp án: a, b, c, e.

Bài 4/26:

- Ví dụ: Tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống, tham gia quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, cùng chung tay bảo vệ các truyền thống tốt đẹp tại địa phương (tôn sư trọng đạo,

Truyền thống nhân nghĩa, Hiếu học; truyền thống anh dũng…)

Bài 5/26:

- Em không đồng ý với ý kiến của An.

- Bởi vì, dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời. Với mấy nghìn năm văn hiến, chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc chứ không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm (như ý nghĩ của An).

- Em sẽ nói: Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”,

“lấy chí nhân để thay cường bạo”,

truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc,

truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung...

Những truyền thống đó thật đáng tự hào. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.

4. Củng cố

? Em hãy tìm một số ví dụ theo đề bài trên?

? Tìm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

? Truyền thống là gì?

? ý nghĩa của truyền thống dân tộc?

? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì?

? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Làm các bài tập 2,4,5 trong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài tiếp theo.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 9 chuẩn khác: