Giáo án GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo


Giáo án GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo

Link tải Giáo án GDCD 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Học sinh hiểu được thế nào là năng động sáng tạo, năng động sáng tạo trong các hoạt động xã hội, học tập.

2. Kĩ năng

Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo. Có ý thức học tập những tấm gương năng động sáng tạo của những người xung quanh.

3. Thái độ

Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên

SGK, SGV, Tranh ảnh, Giấy khổ lớn, bút dạ…

2. Học sinh

Đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

- Sĩ số: ………………..

2. Kiểm tra bài cũ

? Những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn sau nói về truyền thống gì?

    Yêu nước     Đạo đức     Lao động     Đoàn kết

   - Làm cho tỏ mặt anh hùng :

Giang sơn để mất trong lòng sao nguôi

    - Vì nước quên thân vì dân phục vụ

    - Đều tay xoay việc

    - Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

    - Đồng cam cộng khổ

    - Lá lành đùm lá rách

    - Thương người như thể thương thân

    - Tôn sư trọng đạo

Hs: Làm bài

Gv: Nhận xét- Kết luận- Cho điểm

3. Bài mới

Gv: Trong công việc xây dựng đất nước hiện nay, có những người dân Việt Nam bình thường đã làm những việc phi thường như những huyền thoại, kỳ tích của thời đại khoa học kĩ thuật.

- Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm ( Lâm Đồng) chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay mặc dù anh không học truờng kỹ thuật nào.

- Bác Nguyễn Cẩm Luỹ không qua một lớp đào tạo nào mà bác có thể di chuyển cả một ngôi nhà, một cây đa. Bác được mệnh danh là "thần đèn"

Đó là những đức tính gì trong con người?

Gv: Cho 2 học sinh đọc 2 câu chuỵên trong sách

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặt vấn đề

Gv: gọi hs đọc tình huống trong sgk.

Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận

Nhóm1.

? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?

I/ Đặt vấn đề

Nhóm 1:

- Điểm giống: Ê-đi-sơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động sáng tạo.

- Biểu hiện khác nhau:

   + Ê- đi-sơn nghĩ ra cách để những tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến - ánh sáng tập trung - mổ cho mẹ.

   + Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm ra cách giải toán nhanh…

Nhóm 2.

? Những việc làm năng động, sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?

Nhóm 2:

- Ê-đi-xơn cứu sống được mẹ trở thành nhà phát minh vĩ đại.

- Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng toán quốc tế lần thứ 39. huy chương vàng toán quốc tế lần thứ 40.

Nhóm 3.

? Em học tập được gì qua việc làm của hai người?

Nhóm 3:

- Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt nhất. Kiên trì chịu khó quyết tâm vượt qua khó khăn.

Hs: Các nhóm thảo luận - phát biểu - nhóm khác nhận xét.

Gv: Kết luận

Sự thành công của mỗi người là kết quả của đức tính năng động sáng tạo. Sự năng động sáng tạo thể hiện ở mọi khiá cạnh trong cuộc sống. Chúng ta cần xét đến tính năng động, sáng tạo và hành vi thiếu năng động sáng tạo trong thực tế.

Gv: Tổ chức cho cả lớp trao đổi

? Chỉ ra các ví dụ chứng minh tính năng động sáng tạo biểu hiện ở nhièu khía cạnh trong cuộc sống đồng thời chỉ ra những biểu hiện của hành vi thiếu năng động sáng tạo.

Hs: Trả lời

Gv: Liệt kê lên bảng.

*Trong lao động

Năng động sáng tạo: dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới năng suất hiệu quả.

Không năng động sáng tạo

Bị động, bảo thủ, trì trệ né tránh, bằng lòng với thực tại.

*Trong học tập

Năng động sáng tạo:

Có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn lại, phát hiện cái mới, linh hoạt xử lý tình huống.

Không năng động sáng tạo:

Thụ động lười học, lười suy nghĩ, học theo người khác, học vẹt, không vươn lên.

* Trong sinh hoạt hàng ngày: Năng động sáng tạo : Lạc quan tin tưởng, vượt khó, có lòng tin.

Không năng động – sáng tạo: Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, bắt chước thiếu nghị lực, chỉ làm theo hướng dẫn của người khác.

Gv: Hướng dẫn động viên học sinh giới thiệu gương tiêu biểu của tính năng động sáng tạo.

VD: 1. Ga- li-lê (1563- 1633) Nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng của Italia tiếp tục nghiên cứu thuyết của Côpecnic bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế.

Hs: Học sinh kể một số truyện cho cả lớp nghe, lớp nhận xét.

2. Trạng nguyên Lương thế Vinh thời Lê Thánh Tông say mê khoa học, khi cáo quan về quê ông thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác, suất ngày miệt mài, lúi húi vất vả đo vẽ cuối cùng ông đã tìm ra quy tắc tính toán. Trên cơ sở đó ông viết nên tác phẩm khoa học có giá trị lớn "Đại hành toán pháp"

Gv: Kết luận.

Đó là những gương rất đáng tự hào về những con người có khả năng sáng tạo trong công việc và năng động với mọi hoạt động học tập lao động và đời sống xã hội.

4. Củng cố

? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng, biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động sáng tạo?

? Những việc làm năng động, sáng tạo đã dem lại thành quả gì cho Ê đi sơn và Lê Thái Hoàng?

? Em học tập được gì qua việc làm của hai người?

Ngay từ bây giờ em làm gì để rèn luyện tính năng động sáng tạo.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Làm các bài tập trong sgk.

- Soạn các câu hỏi bài 8 tiếp theo.

Tìm những tấm gương có tính năng động sáng tạo.

- Những câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 9 chuẩn khác: