Giáo án Hóa học 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ mới nhất
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 12, VietJack biên soạn Bộ Giáo án Hóa học 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.
Mục lục Giáo án Hóa học 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
- Giáo án Hóa học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
- Giáo án Hóa học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí
- Giáo án Hóa học 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
Giáo án Hóa học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Năng lực:
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực giao tiếp
3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
4. Năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Dạy học theo nhóm, HS tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: không
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết về nhận biết
- Học sinh thực hiện dự án trước ở nhà điền vào bảng giáo viên cho sẵn chia thành 3 nhóm
- Các nhóm hoạt động báo các kết quả hoạt động và các nhóm nhận xét kết quả của nhau
- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề
a. Nhận biết các cation
Cation |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Giải thích |
Ba2+ |
H2SO4 loãng |
↓ trắng không tan trong axit mạnh |
Ba2+ + SO42- → BaSO4 |
Fe2+ |
Kiềm hoặc NH3 |
↓ trắng hơi xanh, sau đó chuyển thành nâu đỏ khi để trong không khí |
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2 ↓ trắng xanh 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ |
Fe3+ |
Kiềm hoặc NH3 |
↓ nâu đỏ |
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ |
Al3+ |
Kiềm dư |
↓ keo trắng, tan trong thuốc thử dư |
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓ Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O |
Cu2+ |
NH3 dư |
↓ xanh, tan trong NH3 thành dung dịch xanh lam đậm. |
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + NH4+ Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH- |
b. Nhận biết các anion
Anion |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
Giải thích |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!
Giáo án Hóa học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức nhận biết một số một số chất khí
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng nhận biết các chất và làm thí nghiệm
3. Thái độ: Nghiêm túc và tích cực học tập
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
1. Năng lực hợp tác
2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
3. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phát triển phẩm chất
- Yêu gia đình, yêu quê hương đất nước
- Tự lập, tự tin, tự chủ
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
2. Học sinh: chuẩn bị bài trước.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thảo luận nhóm, luyện tập,…
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trinh luyện tập
2. Hoạt động luyện tập và vận dụng
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực |
Nội dung |
GV phát phiếu học tập 1 cho HS, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu nhận biết Câu 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: SO2, CO2, CO Câu 2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: H2S, CO2, CO, H2. Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt: SO2, CO2, H2S, NH3. |
HS thảo luận theo nhóm, sau đó lên trình bày theo hướng dẫn của GV Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm. |
Câu 1. HD: - Dẫn từng khí qua dung dịch Br2 → nhận biết được khí SO2 làm nhạt màu dung dịch Br2 SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr - Hai khí còn lại dẫn qua ống nghiệm chứa dd Ca(OH)2 → nhận biết được khí CO2 làm đục nước vôi trong CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Khí còn lại là CO Câu 2. HD: - Chuẩn bị giấy lọc có tẩm dung dịch Pb(NO3)2 úp lên miệng ống nghiệm chứa mỗi khí → nhận biết được khí H2S làm đen giấy lọc Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3 - Các khí còn lại dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 → nhận biết được khí CO2 làm đục nước vôi trong CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Hai khí còn lại đốt trong oxi, sau đó cho sản phẩm thu được qua Ca(OH)2 → làm đục nước vôi trong → khí ban đâu là CO 2CO + O2 → 2CO2 2H2 + O2 → 2H2O CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Khí còn lại là H2 Câu 3. HD: - Chuẩn bị giấy lọc có tẩm dung dịch Pb(NO3)2 úp lên miệng ống nghiệm chứa mỗi khí → nhận biết được khí H2S làm đen giấy lọc Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3 - Các khí còn lại dẫn qua dung dịch Br2 → nhận biết được khí SO2 làm nhạt màu dung dịch Br2 SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr - Hai khí còn lại đốt trong oxi, sau đó cho sản phẩm thu được qua Ca(OH)2 → làm đục nước vôi trong → khí ban đâu là CO 2CO + O2 → 2CO2 2H2 + O2 → 2H2O CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O - Khí còn lại là H2 |
..........................................
Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!