X

Giáo án Hóa học 12 mới

Giáo án Hóa học lớp 12 theo hướng phát triển năng lực hay nhất


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ Giáo án Hóa học 12 đầy đủ Học kì 1 & Học kì 2 phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 12 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Mục lục Giáo án Hóa học 12

Giáo án Hóa học 12 Chương 1: Este - Lipit

Giáo án Hóa học 12 Chương 2: Cacbohiđrat

Giáo án Hóa học 12 Chương 3: Amin, amino axit và protein

Giáo án Hóa học 12 Chương 4: Polime và vật liệu polime

Giáo án Hóa học 12 Chương 5: Đại cương về kim loại

Giáo án Hóa học 12 Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

Giáo án Hóa học 12 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

Giáo án Hóa học 12 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

Giáo án Hóa học 12 Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường

Giáo án Hóa học 12 Bài 1: Este

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, đặc điểm, cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este.

- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá).

- Phương pháp điều chế một số este tiêu biểu.

Hiểu được: Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân.

2. Kĩ năng

- Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon.

- Viết các phương tình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức.

- Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit... bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá.

3. Thái độ

- HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

4. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử và cách gọi tên theo danh pháp (gốc - chức).

- Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit – kiềm - Ancol, anđehit, axit cacboxylic

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực hợp tác

3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

4. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực thực hành hóa học

3. Năng lực tính toán

4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

5. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: phiếu học tập

2. Học sinh: Đọc trước ở nhà

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Vấn đáp.

- Đàm thoại, gợi mở

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1.2. Kiểm tra bài cũ:

Bỏ qua kiểm tra đầu giờ

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Huy động kiến thức đã có của HS

Phiếu học tập số 1:

Hoạt động cá nhân:

- Hoàn thành các PTHH sau:

CH3COOH + C2H5OH

CH3-CH(CH3)[CH2]2OH + CH3COOH

CH2=CH COOH + CH3OH

- Hãy cho biết:

+ Các phản ứng trên gọi là phản ứng gì? Nêu đặc điểm của phản ứng.

+ Sản phẩm hữu cơ của phản ứng trên thuộc loại hợp hợp chất hữu cơ gì?

+ Phân tử nước ở trên được tách ra từ nguyên tử và nhóm nguyên tử nào?

Hoạt động nhóm: Trao đổi kết quả làm việc của các cá nhân trong nhóm.

Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả trước tập thể lớp.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về khái niệm, phân loại, danh pháp, đồng phân của este.

- Hoạt động nhóm

Gv yêu cầu học sinh: Dựa vào kiến thức đã biết và SGK hãy thực hiện các yêu cầu sau:

+ Khái niệm về este.

+ Nhóm nguyên tử nào được gọi là chức este? Phân loại các sản phẩm hữu cơ trên (theo số lượng nhóm chức và gốc).

+ Viết công thức chung của este đơn chức.

+ Viết công thức chung este no, đơn chức, mạch hở.

+ Danh pháp của este, gọi tên các este ở phiếu học tập số 1.

+ Viết CTCT thu gọn các đồng phân của este có CTPT C3H6O2 và C4H8O2 và gọi tên.

- Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả trước tập thể lớp. GV chỉnh sửa, bổ sung và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu tính chất vật lý của este

Hoạt động cá nhân:

HS tìm hiểu SGK và thực tế cuộc sống cho biết: Một số TCVL của este: Trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi, mùi.

Hoạt động nhóm: Trao đổi kết quả làm việc của các cá nhân trong nhóm.

Hoạt động cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả tại nhóm với GV và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của este

..........................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Giáo án Hóa học 12 Bài 2: Lipit

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm và phân loại lipit.

- Khái niệm chất béo, tính chất vật kí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo.

- Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.

2. Kĩ năng

- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.

- Phân biệt được dầu ăn, mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.

- Biết cách sử dụng và bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.

- Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.

3. Thái độ

- Biết quý trọng và sử dụng hợp lí các nguồn chất béo trong tự nhiên.

4. Trọng tâm

- Khái niệm, cấu tạo chất béo.

- Tính chất hoá học cơ bản của chất béo là phản ứng thuỷ phân (tương tự este).

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực hợp tác

2. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

3. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

* Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập, tư liệu về ứng dụng của chất béo trong thực tiễn.

2. Học sinh: Đọc trước ở nhà

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- PPDH: Đàm thoại, hoạt động nhóm

- Kỹ thuật dạy học: KWL, khăn trải bàn

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1.2. Kiểm tra bài cũ

? Viết phương trình phản ứng este hoá tạo etyl axetat? Nêu tính chất hoá học của etyl axetat? Viết phương trình minh hoạ?

HS nêu tính chất và viết phương trình thuỷ phân

+ Môi trường axit

+ Môi trường kiềm

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của Học sinh – Phát triển năng lực

Nội dung

Hoạt động 1. I. KHÁI NIỆM

GV yêu cầu HS đọc SGK về khái niệm và các thông tin cấu tạo của lipit.

- GV bổ sung thông tin: Cơ thể sinh vật bao gồm ba thành phần cơ bản là protein, gluxit và lipit. Trong đó lipit là nguồn cung cấp năng lượng chính.

- GV giới thiệu sơ lược về sáp, sterit, photpholipit

- GV dẫn dắt: Trong chương trình chúng ta chỉ nghiên cứu tính chất của chất béo (thành phần chính).

HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

I. KHÁI NIỆM

- KN: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

- Về mặt cấu tạo, phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và photpholipit,.....

II. CHẤT BÉO

GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:

NV 1: Tìm hiểu khái niệm, danh pháp của chất béo

NV 2: Tìm hiểu TCVL của chất béo

NV 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của chất béo

NV 4: Tìm hiểu ứng dụng của chất béo

..........................................

Tài liệu còn nhiều, mời bạn tải xuống để xem đầy đủ!

Tải xuống