Giáo án Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim mới nhất
Giáo án Hóa học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim mới nhất
I. Mục tiêu:
1) Kiến thức:
-Biết dược một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
-Biết những tính chất hoá học chung của phi kim:Tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô. (KTTT)
-So lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim .
2) Kĩ năng:
-Biết quan sát THÍ NGHIỆM, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim
-Viết được 1 số PTHH theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim
-Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
3) Thái độ:
- Ham mê hóa học và khoa học, tích cực học tập và giải quyết vấn đề
4) Phát triển năng lực
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực quan sát và giải thích thí nghiệm
- Năng lực giao tiếp và làm việc cá nhân, làm việc nhóm
II. Chuẩn bị:
-THÍ NGHIỆM clo tác dụng với hiđro (nếu có)
Dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng THÍ NGHIỆM , lọ đựng khí clo
Dụng cụ điều chế khí hiđro (xem chương 5 sgk hoá học 8 )và các ống dẫn khí như hình 3.1 sgk hoá học 9
-Hoá chất :C, S, P(đỏ), Cl2, dd HCl, Fe, Cu, Al.
-ống nghiệm, giá THÍ NGHIỆM, muỗng lấy hoá chất,đèn cồn, dụng cụ thử tính dẫn điện.
III. Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định:
2) Bài cũ:
3) Bài mới:
-Giới thiệu bài:Kim loại có những tính chất chung nào ?( kiểm tra bài cũ) so với kim loại, phi kim có những tính chất nào khác để trả lời câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài tính chất của phi kim .
Hoạt động 1:I/ Tính chất vật lí của phi kim:
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu HS cho biết tên , KHHH, tính chất vật lí, của một số phi kim -GV bổ sung và thông báo tính chất vật lí của phi kim | -HS thảo luận trả lời :Than C, S, rắn , không dẫn điện, không dẫn nhiệt. -HS ghi các thông tin vào vở | -Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái:Thể rắn I2, S, C..., thể lỏng Br2, thể khí O2, Cl2... -Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt,và có nhiệt độ nóng chảy thấp |
Hoạt động 2:II/Phi kim có những tính chất hoá học nào?
Giáo viên | Học sinh | Nội dung ghi bài |
---|---|---|
-GV yêu cầu HS cho VD về kim loại với phi kim -GV hướng dẫn để HS nhận xét về tính chất này -GV yêu cầu HS viết PTHH giữa oxi và hiđro, giữa hiđro với clo. -GV có thể dựa vào thí nghiệm sgk yêucầu hs mô tả hiện tượng và rút ra nhận xét -GV thông báo ngoài H2 , một số phi kim khác phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí -GV yêu cầu HS viết PTHH giữa S, P với oxi và yêu cầu HS nhận xét -GV bổ sung và kết luận -GV cho VD 2 Fe+3Cl2 → Fe + S → -Yêu cầu HS viết PTHHvà nhận xét hoá trị của Fe trong VD trên →mức độ hoạt động của clo và S -GV cho VD H2+Cl2→ H2+S→ ; H2+ F2→ ; và ghi điều kiện phản ứng . Yêu cầu HS nhận xét phản ứng nào dể xảy ra nhất → độ mạnh yếu của 3 nguyân tố Cl, F, S. -GV yêu cầu HS nêu mức độ hoạt động của phi kim . -GV bổ sung và kết luận |
-HS dựa vào bài kim loại đã học để cho VD -HS nhận xét (kim loại + phi kim→ muối(oxit) -HS viết PTHH -HS quan sát và nhận xét (hiđro cháy trong khí clo tạo thành khí không màu , làm giấy qùy tím hoá đỏ -HS viết PTHH và nhận xét -HS viết PTHH và nêu mức độ hoạt động của clo và S (Cl> S) -HS viết PTHH và nhận xét phản ứng dễ xảy ra nhất là : H2+ F2→H2+Cl2→H2+S -HS nhận xét mức độ hoạt động của các phi kim được căn cứ vào khả năng nào ?(kim loại và hiđro ) |
1/Tác dụng với kim loại: -Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối 2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3 2/Tác dụng với hiđro: 2H2(k) + O2(k) → 2H2O(l) H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k) 3/Tác dụng với oxi: t0 S(r) + O2(k)→ SO2(k) 4P(r)+5O2((k)→ 2P2O5(r)trắng Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit 4/ Mức độ hoạt động của phi kim: Mức độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro VD:F,Cl, O. là những phi kim mạnh S, P, C, Si là những phi kim yếu |
4) Tổng kết vận dụng:
-GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính của bài học
-GV yêu cầu HS làm bài tập 3,5 sgk
5) Dặn dò
-Làm các bài tập còn lại
-Nghiên cứu bài mới : Tìm hiểu về tính chất vật lí và hoá học của clo, ứng dụng và phương pháp điều chế clo.